Hội đồng Tuyển sinh thăm và khích lệ thí sinh

GNO - Trong khuôn khổ kỳ thi tuyển sinh khóa X, chiều nay 28-7, tại địa điểm thi Trường THPT Phú Nhuận (5 Hoàng Minh Giám, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), trong lúc Tăng Ni thí sinh đang thi môn Văn học Việt Nam và Ngoại ngữ, HT.Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh; HT.Thích Giác Toàn, Phó Viện trưởng Thường trực, Phó Chủ tịch Hội đồng Tuyển sinh đã quang lâm làm việc với chư tôn đức trong Hội đồng Tuyển sinh để nghe báo cáo quá trình tổ chức tuyển sinh.

BTN_0069.JPG

Hòa thượng Viện trưởng cùng chư tôn đức trong Hội đồng Điều hành Học viện quang lâm Hội đồng thi

Bên cạnh đó, nhị vị Hòa thượng lãnh đạo tối cao của Hội đồng Điều hành đã đến các phòng thi để khích lệ động viên tinh thần các Tăng Ni thí sinh, mặc dù các ngài vừa trở về nước sáng hôm nay sau chuyến công tác dài ngày tại Mỹ.

Kết thúc kỳ thi tuyển sinh, ĐĐ.Thích Quang Thạnh, Phó Chánh Thư ký Hội đồng Tuyển sinh kiêm Tổng Giám thị Hội đồng coi thi cho biết, kỳ thi diễn ra nghiêm túc hơn so với các kỳ tuyển sinh các khóa trước. Có được thành quả đáng khích lệ như thế này chính là nỗ lực của toàn thể Hội đồng Tuyển sinh cũng như việc tuân thủ đúng nội quy của toàn thể Tăng Ni thí sinh. Có 14 trường hợp Tăng Ni thí sinh đăng ký nhưng không đến dự thi.

BTN_0078.JPG

ĐĐ.Thích Quang Thạnh báo cáo công tác tổ chức và tình hình thi tuyển sinh khóa X 

BTN_0040.JPG

Hòa thượng Phó Viện trưởng Thường trực quang lâm đến các phòng thi

BTN_0106.JPG

Hòa thượng Viện trưởng cùng chư tôn đức quang lâm động viên thí sinh

Ngày mai, 29-7, toàn thể Hội đồng Điều hành cũng như cán bộ công nhân viên được nghỉ một ngày. Và sẽ làm việc lại vào ngày 30-7.

Kính mời bạn đọc, thí sinh đón xem chùm ảnh về kỳ tuyển sinh khóa X trên Giác Ngộ Online vào ngày mai, 29-7.

Quảng Hậu
Ảnh:
Bảo Toàn

>>> Học viện PGVN tại TP.HCM thi tuyển sinh khóa X

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày