Hội nghị hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử tại thủ đô

GNO - Hôm qua, 27-3-Ất Mùi (15-5-2015), tại chùa Bằng A (Linh Tiên tự - Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội), Ban Hoằng pháp và Ban Hướng dẫn Phật tử TP.Hà Nội phối hợp triển khai hội nghị về công tác hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử thủ đô.

hn 1.jpg
Toàn cảnh hội nghị diễn ra hôm qua, 15-5

Tham dự và chứng minh hội nghị có TT.Thích Tiến Đạt, UVTT HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN TP.Hà Nội cùng chư tôn đức BTS GHPGVN TP.Hà Nội, BTS GHPGVN các quận, huyện, trụ trì các tổ đình, tự viện trong toàn thành phố và đông đảo đạo tràng Phật tử.Phát biểu khai mạc tại hội nghị, ĐĐ.Thích Chiếu Tuệ, UV HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.Hà Nội nhấn mạnh, trong những năm gần đây, công tác hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử thủ đô được chú trọng, phát triển, đạt được những kết quả nhất định. Đại đức cho biết, thành tựu đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố: cơ chế nhà nước khá thông thoáng, chủ trương của Giáo hội luôn tạo những điều kiện tốt nhất; đàn việt, tín thí hết lòng ủng hộ, nhu cầu học Phật, tu Phật của tín đồ Phật tử ngày một cao; cơ sở vật chất hạ tầng tự viện ngày một khang trang; các công cụ hoằng pháp đa dạng; số lượng Tăng Ni trẻ tốt nghiệp các trường Phật học khá nhiều. Bên cạnh đó còn những mặt hạn chế còn tồn đọng, hội nghị đã họp bàn để đưa ra các giải pháp nhằm kiện toàn nhân sự Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử thành phố, quận huyện. Mở rộng nhân sự ban, bổ sung thêm một số Phật tử có tâm huyết, năng lực, hiểu biết Phật pháp, hiểu biết công tác hoằng pháp. Thường trực BTS có sự phân công nhiệm vụ, tổ chức các cuộc giao ban định kỳ, tổng kết, đưa ra những kế hoạch, định hướng mới. Đồng thời, tạo ra sự liên kết giữa Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử với các tự viện, từ đó có những phương thức hỗ trợ tự viện trong công tác hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử. Trên cơ sở những nhận định trên, hội nghị đã tập trung thảo luận chủ yếu hai vấn đề. Thứ nhất là những tồn tại của công tác hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử thủ đô; định hướng và phương pháp trong thời gian tới. Thứ hai là phương pháp, tổ chức, hướng dẫn các đạo tràng Phật giáo thủ đô tu học.
hn 2.jpg
Chư tôn đức tham dự hội nghị và đã có nhiều ý kiến
đóng góp cho công tác hoằng pháp, hướng dẫn Phật tử tại thủ đô

Phát biểu tại hội nghị, ĐĐ.Thích Di Sơn, UV Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban HDPT TP.Hà Nội nhấn mạnh về công tác hướng dẫn Phật tử tu tập tại thủ đô được chia làm  hai khu vực: khu vực văn hóa làng xã và nơi đô thị - văn hóa đường phố, đặc biệt là vấn đề tu tập theo các pháp môn. Đại đức đưa ra những định hướng của Ban Hướng dẫn Phật tử TP.Hà Nội trong việc thành lập các quy chế mục tiêu của các đạo tràng, tự viện; cấp giấy chứng nhận để hoạt động. Tổ chức các lớp tập huấn cho các cá nhân trong đạo tràng có kỹ năng hoạt động. Tổ chức các khóa tu, khóa học cho các Phật tử. Thống kê số lượng Phật tử quy y Tam bảo trên địa bàn thủ đô. Mong muốn chư tôn đức tập trung giời gian, trí tuệ chỉ đạo các hoạt động nhằm giúp cho Phật tử có được đời sống tâm linh vững chắc.

hn 4.jpg
TT.Thích Tiến Đạt ban đạo từ

hn 3.jpg
Chư tôn đức và Phật tử dự hội nghị tiếp thu,
ghi nhận ý kiến và chỉ đạo từ chư tôn đức chủ trì, chứng minh

TT.Thích Tiến Đạt ban đạo từ tán dương công đức chư tôn đức lãnh đạo của hai ban vì sự nghiệp hoằng pháp của thủ đô đã tổ chức hội nghị. Thượng tọa nhấn mạnh nhiệm vụ của hai ban không thể tách rời nhau - đều nhằm mục đích hướng dẫn các đạo tràng Phật tử tinh tiến tu học. Thượng tọa nói, trong thời gian tới, nhiệm vụ của hai chuyên ngành sẽ được cụ thể hóa thành những việc làm cụ thể. Việc hoằng pháp cần sự tu hành mô phạm, giới đức của chư Tăng sẽ có nhiều Phật tử nương theo tu học. Ngoài ra chư Tăng cũng cần tạo nhiều thiện duyên mới, cách làm mới để đem lại lợi ích thiết thực và bảo vệ quyền lợi cho tín đồ Phật tử. Chư Tăng thanh tịnh, tín đồ thâm tín Phật pháp và hộ trì Tam bảo thì nhất định Phật pháp được cửu trụ ở nhân gian...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày