Hợp tác nghiên cứu nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo

GNO - Học viện Đôn Hoàng của Trung Quốc và Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo KJ Somaiya của Mumbai đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác để có một cái nhìn sâu sắc trong lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc Phật giáo.

Biên bản ghi nhớ đã được ký kết hôm 1-3 với sự hiện diện của Tổng lãnh sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở Mumbai, Zheng Xiyuan, người gọi nó là "một trong những phát triển quan trọng nhất" trong việc tăng cường sự hợp tác học thuật và văn hóa giữa hai nước.

Sự kiện này được tổ chức bởi Lãnh sự quán Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo KJ Somaiya và Observer Research Foundation (ORF) Mumbai, với sự tham dự của các chuyên gia và học giả từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Phát biểu trong một cuộc thảo luận được tổ chức nhân dịp này, Xiyuan nói di sản Phật giáo là mối liên kết kết hợp nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc.

hangdamaccao2.jpg


Một góc hang động Đôn Hoàng

"Có những điểm tương đồng rất lớn giữa các hang động Ajanta-Ellora và các hang động Đôn Hoàng. Chúng ta cần phải khám phá những điểm tương đồng khác bằng việc thúc đẩy các dự án hợp tác học thuật", ông nói.

Đôn Hoàng đã kết nghĩa với Aurangabad vào tháng 5-2015 khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm chính thức Trung Quốc, ông nói.

"Bộ trưởng Maharashtra Devendra Fadnavis cũng đã đến thăm thành phố quan trọng về lịch sử của chúng ta. Tôi tin rằng sáng kiến chắc chắn sẽ tăng cường mối quan hệ học thuật giữa hai nước", ông nói.

Giám đốc Học viện Đôn Hoàng Giáo sư Wang Xudong nói thành phố nằm ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc và một lưu ký phong phú các bản thảo, và hang động Ajanta-Ellora có nhiều điểm tương đồng. Hang động Mạc Cao Đôn Hoàng có đầy những bức tranh cổ, đồng thời hang động Ajanta và Ellora nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc đá, và cả hai đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo.

Ông nói rằng hơn 1.500 năm trước, Trung Quốc và Ấn Độ đã được kết nối thương mại và văn hóa qua con đường tơ lụa cổ xưa, trong đó trà Trung Quốc đã được đưa đến Ấn Độ và Phật giáo bắt đầu cuộc hành trình phía đông của mình.

Hy vọng rằng biên bản ghi nhớ sẽ sớm trở thành một "bản ghi nhớ hành động", Chủ tịch ORF Sudheendra Kulkarni nói, "Sáng kiến này chắc chắn sẽ đảm bảo nhằm khám phá những cách tốt hơn để cải thiện nghiên cứu và bảo vệ các hang động cổ xưa ở Trung Quốc và Ấn Độ thông qua hợp tác và giao lưu quốc tế".

Văn Công Hưng (Theo The Economic Times)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày