HT.Thích Minh Thông trả lời nhiều câu hỏi về Giới luật

GNO - HT.Thích Minh Thông, Phó BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM đã có buổi nói chuyện thứ 2 về Giới luật trong khóa bồi dưỡng trụ trì vào chiều 7-10, tại chùa Phổ Quang.

Hòa thượng nói về nội dung chỉ trì của Tỳ-kheo giới.

2mt.jpg


HT.Thích Minh Thông giảng về giới luật chiều 7-10

Theo đó, Hòa thượng nhấn mạnh, giới rất quan trọng - tác thành một vị Tỳ-kheo như pháp, mà chính đây là nền tảng, là của báu giúp ta trở thành một vị Phật tương lai, nếu phạm thì chắc chắc chúng ta không bao giờ đi tới. Đôi khi chúng ta thọ giới mà không học giới thì không có cách nào trì giới cho đúng theo tinh thần Phật dạy.

Tỳ-kheo, một vị xuất gia đầy đủ bản thể Tỳ-kheo thanh tịnh khác xa so với các loại Tỳ-kheo giả. Căn cứ luật Tứ phần thì vị Tỳ-kheo thọ trì 250 giới được chia làm năm thiên và bảy tụ, Tỳ- kheo-ni hành trì 348 giới cũng được chia thành năm thiên và bảy tụ.

Trong buổi giảng, Hòa thượng triển khai chỉ một thiên ba-la-di vì thiên này tối ưu quan trọng nếu phạm là mất hết giới Tỳ-kheo.

Hòa thượng nói, Ba-la-di thuộc về tánh tội, như điện nếu đụng vào thì sẽ bị giật chết. Phạm phải pháp này thì “bất khả sám - bất khả hối” và đồng nghĩa với tội tử hình. Trong thiên ba-la-di gồm 4 giới: dâm dục, trộm cắp, sát nhân và cố ý đại vọng ngữ.

Bên cạnh đó, Hòa thượng cũng giải đáp những thắc mắc của chư tôn đức học viên. Phóng viên ghi lại, giới thiệu tới bạn đọc dưới đây:

* Kính bạch Hòa thượng, theo truyền thống sau khi thọ giới Tỳ-kheo thì chỉ được mang ba y và một bát. Hằng năm cứ mỗi độ Vu lan về chư Tăng Ni được thỉnh để tham dự lễ, trong lễ các vị được sự cúng dường y rất nhiều, do quá nhiều y nên các vị sử dụng làm khăn trải bàn, hoặc các việc khác. Như vậy có phù hợp với chánh pháp?

- HT.Thích Minh Thông: Trong Ba-dật-đề, Đức Phật nói về y rất nhiều. Thời Phật,  y rất hiếm, vải rất hiếm, nên thời đó Đức Phật rất quan trọng khi thọ nhận y.

Đức Phật đưa ra thời y và thiên thời y. Thời y một năm đúng theo luật tạng chỉ được nhận từ sau rằm tháng 7 đến rằm tháng 8. Còn y công đức thì được nhận là từ tháng 7 đến tháng 12.

Ngày nay với vấn đề y dư, chúng ta dùng phương tiện để trải bàn, nhưng như vậy rất khó, vì Phật tử nghĩ cúng y là cao thượng, chúng ta có thể gợi ý họ cúng y màu lam chẳng hạng. Tùy phương tiện, phải linh động như thế nào đó để đừng mất niềm tin của Phật tử.

1mt.jpg


Hội trường buổi giảng chiều qua

*Trước khi đại chúng làm lễ đối thú an cư hoặc làm lễ Tự tứ giải hạ có cần làm lễ tác pháp yết-ma trước hay không, bạch Hòa thượng?

- Nếu 5 vị trở lên ở nơi tập trung an cư thì tác pháp. Còn 4 vị trở lại là đối thú yết-ma.

* Nhiều Tăng Ni đi học thế, đi thi dùm ở các học viện, thậm chí trong khóa học này có vị đi học dùm, như vậy có phạm vào ba-la-di không?

- Nếu nói phạm vào Ba-la-di thì nặng quá. Phạm Ba-la-di mất giới thể, nếu phạm một trong 4 Ba-la-di, 8 Ba-la-di, còn đây là trọng giới.

Một vị Tỳ-kheo, một vị trụ trì thì không nên làm như vậy, rất khó coi.

* Bạch Hòa thượng, trên tinh thần luật tạng, Luật Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chỉ dạy riêng cho các vị xuất gia thọ Cụ  túc giới, ngày nay các trường Phật học quốc tế dạy cho cư sĩ tại gia, trên các trang mạng đưa luật lên - làm cho Phật tử tò mò như vậy có phù hợp không?

"Một Tỳ-kheo chở người nữ dù là người thân thì làm cho Phật tử nghĩ là mình đang chở cô gái sẽ làm mất niềm tin của Phật tử, vì thế phải tránh tối đa vấn đề này. Còn khi quý sư cô đi xe ôm thì cũng phải làm sao cho họ biết là mình đang đi xe ôm.

- Nếu nói trong thành phố này tôi và Hòa thượng Phước Sơn chuyên nói về Luật, chúng tôi vẫn dạy cho Sa-di và Sa-di-ni về giới Tỳ-kheo trong các trường Phật học.

Chúng ta ở đây bị ảnh hưởng rất nhiều giới của Trung Quốc, nhất là bộ luật của Tổ Hoằng Tán, ngài có một câu, nếu người chưa thọ giới Cụ túc mà xem đại giới thì không được thọ giới và nặng hơn tội ngũ nghịch. Chúng ta hiểu điều này là do ngài đối cơ mà nói thôi.

Vì trong giới Phật chế “Cấm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không được nói phô tội cho người chưa thọ giới”.

Trong khi đó bên Nam truyền không cấm mà còn in cho cư sĩ coi và để họ cùng giữ giới giúp thầy. Nên bên Nguyên thủy lúc nào Phật tử cũng không dám đứng sát thầy, rất cung kính.

Bắc truyền có lý do cấm, Nguyên thủy cho Phật tử coi là có lý do. Trong trường học chúng ta có thể coi để học, để biết thì được chứ để tìm lỗi thì không nên.

5mt.jpg
4mt.jpg


Chư Tăng Ni tham dự buổi giảng, ghi chép lại

* Hiện nay có rất nhiều thành phần lợi dụng hình thức tu sĩ để bán nhang, bán các vật dụng với giá cao hơn bên ngoài, còn vận động quyên góp xây dựng. Với cương vị và trách nhiệm của mình, Hòa thượng có biện pháp nào để giải quyết vấn đề này?

- Vấn đề này T.Ư cũng như BTS TP.HCM cũng đã bàn rất nhiều, cũng có nhờ sự phối hợp với chính quyền hỗ trợ về một số vấn đề, có phương án nhưng đang chờ thời gian.

*Chư Tăng khi ra đường không được chở người nữ ngồi đằng sau dù là người thân trong gia đình, trong khi đó chư Ni lại ngồi sau xe ôm rất bình thường, kính mong Hòa thượng giải chỉ giúp?

- Vị xuất gia chở người nữ nó khác so với một vị Ni đi xe ôm phải không. Một Tỳ-kheo chở người nữ dù là người thân thì làm cho Phật tử nghĩ là mình đang chở cô gái sẽ làm mất niềm tin của Phật tử, vì thế phải tránh tối đa vấn đề này. Còn khi quý sư cô đi xe ôm thì cũng phải làm sao cho họ biết là mình đang đi xe ôm.

Như Danh ghi

* Tin, bài liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày