Khai quật đại danh lam chùa Dạm thời Lý

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Hội Phật giáo tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ khởi công khai quật khảo cổ khu di tích chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh).

Chùa Dạm tên chữ là Trần Quang Tự, còn được gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (vì ngày xưa chùa có 100 gian) hay Đại Lãm tự. Chùa được coi là một trong những đại danh lam thời Lý.

Theo thư tịch cổ, chùa nằm trên diện tích 2 mẫu (Bắc Bộ) với 4 cấp cao dần, kéo một trục dài 120m, bám theo độ cao của núi Dạm và chiều rộng mặt nền 70m. Các cấp nền chùa đều có xếp đá chống xói lở, chân hơi choãi cao chừng 5,6m, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6m, đường xuống mỗi cấp của chùa gồm 25 bậc đá.

Đá xếp ở chùa đều được khai thác tại chỗ, đẽo gọt vuông vắn như viên gạch dài rộng chừng 50-60cm. Nối các tầng nền với nhau là các bậc thềm lát đá. Trên các tầng nền có gạch ngói thời Lý hoa văn hình rồng, phượng, sen dây, cúc dây; những chân cột bằng đá (0,75m x 0,75m) chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật.

Dấu tích đại danh lam chùa Dạm thời Lý. Ảnh minh họa.
Dấu tích đại danh lam chùa Dạm thời Lý. Ảnh minh họa.

Sự bề thế của chùa còn lưu truyền trong dân gian: "Mười lăm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy phẩy giường chiếu/Mười tám đóng cửa chùa Dạm", có nghĩa là cứ sau ngày rằm người ta đóng cửa chùa, bắt đầu từ xẩm tối đến lúc trăng lên cao mới đóng hết tất cả các cửa.
Một số tài liệu cho biết việc xây chùa như sau: năm Quảng Hựu thứ 1 (1085), Nguyên phi Ỷ Lan, khi dạo chơi Đại Lãm Sơn, có ý định xây chùa. Năm 1086, triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa. Năm sau, 1087, vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ Lãm Sơn dạ yến. Hơn 10 năm sau (năm 1097) chùa Dạm mới hoàn thành, được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền để nhà chùa có hoa lợi hương khói và 7 gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa. Năm 1105 lại xây ba tháp đá ở chùa Lãm Sơn.

Thời gian sau, chùa vẫn luôn được sự quan tâm đặc biệt của triều đình nên quy mô ngày càng được mở rộng. Sau này, đến triều đại nhà Trần, vua Trần Nhân Tông từng đến thăm, ca ngợi thành thơ về bức tranh kiến trúc kế tiếp mười hai lớp này của chùa Dạm...

Tuy nhiên, vào những năm 1946-1947, thực dân Pháp về đây đóng bốt, nhân dân địa phương đã đốt chùa. Rất may, khi phá, tượng mẫu Nguyên phi Ỷ Lan và tượng vua Lý Nhân Tông được gửi vào chùa Hàm Long gần đó, nên mới giữ được đến ngày nay. 
Hiện, 100 gian xưa giờ được thay bằng 3 gian điện nhỏ bé thờ thần Phật (ở nền cấp thứ 3) và 3 gian đền (ở nền cấp thứ tư) thờ hai cổ vật còn sót lại… công trình kiến trúc đồ sộ lộng lẫy xưa giờ chỉ còn trong hoài niệm. Chính vì thể, việc khai quật khảo cổ học khu di tích chùa Dạm có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó sẽ phần nào tái hiện một đại danh lam thời Lý, tạo cơ sở cho công tác nghiên cứu, thiết kế trùng tu phục dựng chùa trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có nhóm ăn chay cũng dùng trứng (công nghiệp) được - Ảnh minh họa

Ăn chay trường dùng trứng, sữa được không?

GNO - Tôi là Phật tử ăn chay trường đã lâu. Vì công việc và sức khỏe nên tôi có dùng các thức uống như sữa, nước yến, mật ong. Có người nói rằng đã ăn chay trường thì không nên dùng các thức uống đó. Vậy tôi nên làm thế nào? Mong được quý Báo hướng dẫn.
Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

GNO - Tôi thường viếng các chùa và nhận thấy rằng các chú tiểu nhỏ (khoảng độ tuổi mẫu giáo và cấp 1) thường để ba chỏm tóc, còn các chú tiểu lớn hơn (khoảng độ tuổi thiếu niên, cấp 2, 3) thì để một chỏm tóc dài rồi vén bên tai. Quý Báo cho tôi biết nhà chùa chừa các chỏm tóc này cho các chú tiểu có ý nghĩa gì?

Thông tin hàng ngày