Làm gì khi Việt Nam đang bị sa mặc hóa ?

Giác Ngộ - “Sa mạc hóa tác động ảnh hưởng đến 9,3 triệu ha đất và 22 triệu người Việt Nam. Việt Nam được nhận định là một trong năm nước chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Bất cứ ai khi nghe, đọc những thông tin này trên các phương tiện thông tin đại chúng đều không khỏi ...giật mình lo lắng; và sự lo lắng càng tăng theo chiều hướng bất lợi khi cuộc họp giữa 100 nước về vấn đề cắt giảm khí thải toàn cầu tại Copenhaghen - Đan Mạch vừa qua đã không đi tới thỏa hiệp chung nhất.

WSM (1).jpg

Việt Nam đang bị sa mạc hóa - Ảnh minh họa

An nguy cho bình yêu xã hội

Biến đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt đến Việt Nam trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy những ngày này khi miền Bắc đang phải đứng trước nguy cơ hạn hán kéo dài khi thước đo mực nước dự trữ tại thuỷ điện Hòa Bình đã xuống ở mức “chạm đáy”, những vùng đất được coi là “đồng chiêm trũng” phải chịu cảnh phơi mình nứt nẻ thì miền Nam lại đang phải hứng chịu cảnh triều cường, ngập lụt. Còn miền Trung thì sao? khi theo con số thống kê những cơn bão càng ngày càng ở mức năm sau ....mạnh hơn năm trước. Thiên tai, bão lụt đã phần nào làm đảo lộn sự phát triển bình thường của xã hội bởi sự di dân của những cư dân vùng bão rời làng quê đến làm ăn, sinh sống tại các đô thị lớn, các khu công nghiệp.... Sự phình to của các đô thị quá tải, các khu công nghiệp đã làm nảy sinh những vấn đề tất yếu như : ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp....cùng nhiều vấn đề an sinh xã hội khác.

Bình yên xã hội đang trở thành điều quý giá hơn vàng trong một thế giới đầy biến động khi mà loài người hàng ngày vẫn bị ám ảnh bởi chiến tranh, bạo lực bất công và nghèo đói. Và như một quy luật tất yếu đã xảy ra từ khi hình thành xã hội loài người cho đến nay những người nông dân cổ cày vai bừa, một nắng hai sương. những người dân nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc biến đổi khí hậu này.

Người ta cứ mải miết đi tìm những giải pháp mang tính vĩ mô, tầm nhìn chiến lược để làm thay đổi diện mạo xù xì, gai góc, cái thân thể với những vết thương đang mưng mủ, nứt toác của một thế giới cũ vốn đáng ghét mà người ta không chịu dừng lại để quán chiếu bằng một tinh thần thực tiễn, bằng một ý niệm thiết thực hiện tại nghĩa là không chịu dừng lại để giải phẫu chính thân thể của mình.

WSM (2).jpg

Ảnh minh họa

Cái này Đức Phật đã chĩ rõ từ cách đây trên 2500 năm rằng do Khái ái – Tanha đã dẫn con người đến những nỗi khổ, nhưng sự khổ đau này thật trớ trêu và cũng thật nghiệt ngã lại chụp lên đầu những người nông dân, những người dân lương thiện.

Bản chất khái ái có năng lực biến một con người bình thường trở thành loài quỷ đói luôn luôn chạy theo những xu hướng tiện nghi vật chất : xe hơi, máy lạnh, nhà cao tầng, nhà máy điện nguyên tử, khai thác khoáng sản và mạch nước ngầm....

Việc xây dựng những khu công nghiệp, những tập đoàn kinh tế lớn... sẽ dẫn đến tình trạng phải giải phóng một phần lớn diện tích đất đai, hệ sinh thái môi trường và như thế việc mất cân bằng hệ sinh thái đương nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường mà sự biến đổi khí hậu toàn cầu là cái chết đã được báo trước qua thảm họa sóng thần năm 2004. Thế nhưng bất cứ quốc gia nào cũng đều biện hộ rằng nghành công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ sản xuất để thụ hưởng mà còn xem đó như một cứu cánh cho việc tăng trưởng GDP cho quốc gia của mình. Năm 2007 Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng mười năm trở lại đây đạt 8,4% tổng thu nhập quốc dân, GDP 1144 tỷ đồng tương đương 71,3 tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt 835 USD cao hơn kế hoạch 15 USD, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam lên tới 20 tỷ USD. [1]

Cần lắm những đại sứ thiện chí cho môi trường

Phải thừa nhận rằng con người có một đời sống cao hơn xã hội thời xưa về hai phương diện chính: Công cụ lao động và sở hữu vật chất. Hai thành quả to lớn này đạt được do kết quả lao động sáng tạo của những bộ óc thông minh siêu tuyệt, những bộ óc siêu truyệt ấy hy vọng rằng những phát minh, phát kiến của họ sẽ dập tắt những nỗi thống khổ của nhân loại. Tuy nhiên, ngày nay con người vẫn chưa hết những nỗi khổ về sinh, già, bệnh, chết... mà càng ngày con người càng phải oằn mình lên, vắt kiệt sức mình để chống chọi với những thảm họa mới: Siêu vi trùng gây ung thư gan, H5N1, HIV/AIDS ở người và bệnh dịch lở mồm, long móng ở hàng đàn gia súc trâu, bò, lợn, gà ...trên thế giới. Nỗi đau khổ của con người còn bị chồng chất bởi các cơ sở sản suất chế biến thực phẩm, đồ gia dụng đã lạm dụng các chất hóa học trong quá trình sản suất đưa đến tình trạng người tiêu dùng phải mang nhiều mầm bệnh ung thư. Ô nhiễm môi sinh bởi chất thải công nghiệp, khiến sức khỏe con người bị đe dọa và chất lượng cuộc sống bị giảm thiểu một cách tiêu cực. Diện tích đất sạch, đất canh tác bị thu hẹp dẫn đến tình trạng một bộ phận lao động không có nguồn thu nhập ổn định bị cuốn theo những cám dỗ vật chất và luôn phải đứng trước những nguy cơ tội phạm như mại dâm, ma túy, cướp của, giết người....Như vậy thì việc tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP không phải là thước đo chính xác cho sự phát triển của xã hội; khi mà chiếc vòng kim cô luôn siết chặt sự phát triển đó bằng một vòng luẩn quẩn bởi thiên tai, dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái, động đất, sóng thần, hay băng tan ở Bắc cực... Nhưng xem ra lời cảnh báo đó chưa đủ giúp con người dừng lại tham vọng – Khát ái của mình, khi mà nước nào cũng muốn mình là một “tiểu vũ trụ”, khi mà chính những quần chúng trong nước đó luôn bị khuấy đảo và kích động bởi lòng khao khát, nhưng thực tế không ai có thể đạt được điều mình khao khát một cách toàn vẹn vì thế những hành động vi phạm xảy ra, công đức thiện pháp bị mất đi để đạt cho bằng được cái cuối cùng được khao khát và cứ thế con người bị kéo theo cơn lốc khát ái một cách điên cuồng trong vòng xoáy bản ngã bất tận và từ đó mọi thảm họa cá nhân và xã hội từ đó phát sinh.

WSM (3).jpg

Cần lắm những đại sứ thiện chí cho môi trường

Đến đây chúng ta có thể nhận thức được rằng: Không xây thêm những lò phản ứng hạt nhân - giảm bớt khí thải, hạn chế việc khai thác khoáng sản - giảm bớt động đất, sóng thần, tiết kiệm nước - tránh nguy cơ hạn hán, mở rộng diện tích đất canh tác, trồng rừng - tránh thảm họa bão lụt, lũ quét, xử lý chất thải công nghiệp độc hại theo quy trình khép kín - đảm bảo nguồn không khí môi sinh trong lành... là những việc làm thiết thực hiện tại mà bất cứ một quốc gia nào, một công dân nào cũng có thể thực hành một cách tích cực bằng chính ý thức tự giác của mình.

Thiết nghĩ, đã đến lúc không chỉ các nhà lãnh đạo mà tất cả mọi công dân chúng ta đều phải tự biến mình trở thành những nhà “đại sứ” thiện chí cho hòa bình và môi trường nhằm hạn chế tối đa quá trình “sa mạc hóa” tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Myanmar tổn thất do cơn bão Nargis gây ra đã khiến 77.738 người chết, 19.359 người bị thương, 55.917 người mất tích [2]. Chắc hẳn trong chúng ta không ai mong muốn lịch sử sẽ lặp lại như thế với con dân đất Việt.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày