Lễ húy nhật lần thứ 32 Hòa thượng Thích Huệ Hưng, khai sơn tu viện Huệ Quang

Lễ tưởng niệm Hòa thượng khai sơn tu viện Huệ Quang diễn ra trang nghiêm
Lễ tưởng niệm Hòa thượng khai sơn tu viện Huệ Quang diễn ra trang nghiêm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 28-2, tại tu viện Huệ Quang, Ban Trị sự Phật giáo quận Tân Phú và môn đồ đệ tử đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 32 cố Hòa thượng Thích Huệ Hưng, nguyên Trưởng ban Tăng sự Trung ương, khai sơn tu viện Huệ Quang (quận Tân Phú). 

Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Hòa thượng Thích Như Tín, đồng Thành viên Hội đồng chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Hòa thượng Thích Thiện Xuân, Cố vấn – Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN quận Tân Phú, cùng chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và Phật tử tham dự lễ tưởng niệm.

Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Chân Quang thay mặt Ban Tổ chức ôn lại tiểu sử và dâng lời tưởng niệm Giác linh cố Hòa thượng Thích Huệ Hưng.

Tiểu sử cho biết, cuộc đời hành đạo và hóa đạo của ngài rất bình dị, chơn tu thật học, nghiêm trì giới luật, xiểng dương Phật pháp bằng con đường giáo dục tại miền Nam.

Theo đó, Hòa thượng đạo hiệu Thích Huệ Hưng (1917-1990), thế danh Nguyễn Thành Chẩm, thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, là đệ tử Sư tổ Vạn An (Sa Đéc).

Ngài thế phát năm 1938, vừa tròn 21 tuổi, chính thức thọ Sa-di vào năm 1942, thọ Tỳ-kheo Bồ-tát giới vào năm 1943, tấn phong Hòa thượng năm 1987.

Môn đồ, đệ tử dâng lời tưởng niệm

Môn đồ, đệ tử dâng lời tưởng niệm

Hòa thượng Thích Huệ Hưng là bậc chân tu với nhiều hoài bão phụng sự đạo pháp, nhân sinh. Trong suốt quá trình hành đạo, Hòa thượng đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong sự nghiệp truyền thừa Phật giáo tiêu biểu như: Nguyên Thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; Phó ban Trị sự Thành hội kiêm Ủy viên giáo dục Tăng Ni; Hiệu phó kiêm giảng viên trường Cao đẳng Phật học Việt Nam cơ sở 2; Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng ban Phật giáo chuyên môn Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Tổng Lý Hội đồng Quản Trị tổ đình Ấn Quang; Chứng minh và cố vấn tổ đình Kim Huê (Sa Đéc), chùa Tuyền Lâm (quận 6), chùa Sơn Bửu (Vũng Tàu); viện chủ tu viện Huệ Quang (quận Tân Phú).

Năm 1951, trong thời gian dưỡng bệnh tại chùa Giác Nguyên - Khánh Hội (TP.HCM), Hòa thượng vẫn dạy kinh cho Tăng chúng, phiên dịch kinh Duy ma cậtKim cang giảng lục. Hòa thượng Huệ Hưng đã phụ giúp Hòa thượng Thích Thiện Hòa, viện chủ chùa Ấn Quang giảng các bộ kinh Đại thừa.

Ngài cũng tham gia giảng dạy nhiều trường hạ do Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức, và đảm nhiệm làm giới sư nhiều Đại giới đàn như: Việt Nam Quốc Tự, Phật học viện Cao đẳng Huệ Nghiêm, Đại giới đàn Huệ Quang - Mỹ Tho, Đại giới đàn Phước Huệ - Nha Trang, Đại giới đàn chùa Quảng Đức - Long Xuyên, Đại giới đàn do Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức tại chùa Ấn Quang.

Giác linh đài tôn trí di ảnh cố Hòa thượng

Giác linh đài tôn trí di ảnh cố Hòa thượng

Trong sự nghiệp dịch kinh tạng, Hòa thượng đã phiên dịch các bộ kinh như: Duy ma cật, Kim cang giảng lục, Lược sử Đức Lục Tổ, Pháp môn tu chứng Lăng Nghiêm Đại Định. Chưa xuất bản kinh Phật thuyết đương lai biến, kinh Phật thuyết diệt tận, Tập tri kiến giải thoát. Đang soạn dịch: kinh Phạm võng hiệp chú.

Tại buổi lễ tưởng niệm, di ngôn của Hòa thượng cũng được thành kính tuyên đọc. Sau đó, chư tôn đức giáo phẩm và môn đồ pháp quyến đã thành kính dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức sâu dày của cố Hòa thượng - người đã dành cả đời phụng sự, cống hiến cho đạo pháp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực, hình ảnh gần gũi trong đời sống thường nhật - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Tưởng niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hoà thượng Thích Chánh Trực viên tịch

GNO - Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995) là một vị giáo phẩm suốt cả đời tu học, phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, gắn bó mật thiết với đồng bào qua các hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của vùng đất Quảng Trị, Thừa Thiên từ giữa thế kỷ 20, thời Tổng hội Phật giáo VN, GHPGVN Thống nhất và GHPGVN hiện nay.
Ảnh minh họa

Lạy Phật được phước lớn

GNO - Việc lễ lạy hình tượng các vị Phật hay Bồ-tát… là một vấn đề nảy sinh nhiều quan niệm khác nhau như có ích lợi hay không ích lợi, có phước hay không có phước. Có người thì rất chăm chỉ lạy Phật, có người cho rằng chỉ cần tu tâm - lạy đức Phật trong tâm mình là được rồi, có người thì mơ hồ...
Chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nói chuyện với Sơn

GNO - Nhân kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1-4-2001 – 1-4-2025), Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Nói chuyện với Sơn" của NSND Bạch Tuyết. Bài viết này đã được bà viết cách đây 24 năm khi hay tin người nhạc sĩ tài hoa rời xa cõi tạm.

Thông tin hàng ngày