Lễ húy nhật tổ khai sơn chùa Pháp Hoa (Phú Nhuận) tổ chức nội bộ

Chư tôn đức đảnh lễ Giác linh Hòa thượng khai sơn chùa Pháp Hoa
Chư tôn đức đảnh lễ Giác linh Hòa thượng khai sơn chùa Pháp Hoa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 20-10 (15-9-Tân Sửu), tại chùa Pháp Hoa, Hòa thượng Thích Như Niệm, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, trụ trì chùa Pháp Hoa đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm năm thứ 59 Hòa thượng Thích Đạo Thanh, khai sơn chùa viên tịch.

Quang lâm tưởng niệm có Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Huệ Minh, Trưởng ban Nghi lễ Trung ương; Hòa thượng Thích Thanh Hùng, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương; Hòa thượng Thích Huệ Trí, Trưởng ban Pháp chế Trung ương; Hòa thượng Thích Giác Liêm, Phó Văn phòng II Trung ương; cùng đại diện tông phong chùa Pháp Hoa.

Hòa thượng Thích Như Niệm cử hành nghi thức truy tán công đức Tổ khai sơn

Hòa thượng Thích Như Niệm cử hành nghi thức truy tán công đức Tổ khai sơn

Sau lễ cúng ngọ tại chánh điện, Hòa thượng Thích Như Niệm đã thực hiện nghi thức truy tán công đức khai sơn và hóa độ lên Giác linh tôn sư theo nghi thức tự soạn, với sự hộ niệm của môn đệ các tự viện trực thuộc tông phong chùa Pháp Hoa

Hòa thượng Thích Đạo Thanh thế danh Nguyễn Công Lực, sinh năm Ất Mùi (1895), tại xã Giáng La, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm Kỷ Dậu (1909), vào ngày Phật thành đạo, ngài được Tổ Ấn Bính - Phổ Bảo thế phát và cho pháp danh Chơn Trừng, thuộc đời thứ 40 dòng Lâm Tế, nối tiếp thế hệ thứ 7 pháp phái Chúc Thánh.

Năm 16 tuổi, ngài thọ Sa-di, được bổn sư ban pháp tự là Đạo Thanh và đến năm 20 tuổi, thọ Tỳ-kheo giới tại chùa Từ Hiếu - Huế với pháp hiệu là Hưng Duyên. Sau đó, ngài theo Hòa thượng Quang Minh vào Nam du hóa. Trên bước đường vào Nam hoằng đạo, Hòa thượng khai sơn chùa Chúc Viên - Phan Thiết, khai sáng chùa Chúc Thọ (năm 1920) tại Xóm Thuốc (Gò Vấp), trùng kiến chùa Văn Thánh (1924).

Bảo tháp trong khuôn viên chùa Pháp Hoa

Bảo tháp trong khuôn viên chùa Pháp Hoa

Năm Mậu Thìn (1928), thấy nhân duyên hội đủ nên ngài đến Phú Nhuận lập thảo am Pháp Hoa (nay là chùa Pháp Hoa) để thực hiện hạnh nguyện tự tu tự độ. Từ đó, hằng ngày ngài vui cùng kinh kệ, bạn cùng cỏ cây hoa lá và thỉnh thoảng bốc thuốc cứu người, thể theo bi nguyện độ sanh.

Sáng 16-9-Nhâm Dần (1962), sau khi lễ Phật và tụng 3 thời chú Đại bi, ngài ngồi thẳng, an nhiên thị tịch, trụ thế 67 năm, trải qua 47 hạ lạp. Bảo tháp của cố Hòa thượng được an trí trong khuôn viên chùa Pháp Hoa.

Được biết năm nay do tình hình dịch bệnh tại thành phố mới được kiểm soát, môn phong đã quyết định tổ chức lễ húy nhật tưởng niệm Tổ sư nội bộ. Tuy nhiên, vì đạo tình với Hòa thượng trụ trì nên chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, Ban Trị sự các quận huyện cũng đã quang lâm thắp hương tưởng niệm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày