Lễ ra mắt ấn bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam

GNO - Sau thời gian chuẩn bị, chiều nay, 6-11, Viện nghiên cứu Phật học VN (VNCPHVN) đã tổ chức giới thiệu kinh Trung bộTrường bộ, bản dịch của cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu. Đây là những ấn bản đầu tiên của Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.

1t.jpg


Chư tôn đức giáo phẩm niệm Phật cầu gia hộ

Quang lâm chứng minh và tham dự lễ ra mắt tại văn phòng VNCPHVN (thiền viện Vạn Hạnh, 750 Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Viện trưởng VNCPHVN; HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Phân viện trưởng VNCPHVN tại Hà Nội; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS; TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, cùng chư vị trong Hội đồng Quản trị VNCPHVN, lãnh đạo các trung tâm trực thuộc.

3t.jpg
Nghi thức niệm Phật

4t.jpg
TT.Thích Tâm Đức phát biểu khai mạc


Trong phát biểu khai mạc, TT.Thích Tâm Đức, Phó Viện trưởng Thường trực VNCPHVN cho biết, kinh Trung bộTrường bộ mặc dù chỉ in ấn lại bản đã từng xuất bản trước đây, nhưng theo Thượng tọa, lần này được hoàn thiện hơn về hình thức, chữ nghĩa “để người đọc hiểu rõ hơn về lời dạy của Đức Phật” bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

TT.Thích Minh Thành, Phó Viện trưởng, Tổng biên tập đã giới thiệu đôi nét về quy cách và chất lượng giấy in của các ấn bản lần này.

Theo đó, về phương diện hình thức, các ấn bản trong Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam khổ thành phẩm 19×27cm, sử dụng giấy siêu nhẹ, định lượng 36gsm, xuất xứ Phần Lan, được cho là có ưu điểm vì mỏng nhưng có độ dai, bền màu, thời gian sử dụng trên 100 năm.

5t.jpg
TT.Thích Minh Thành giới thiệu về quy cách và chất lượng in ấn, hình thức của ấn bản

6t.jpg
TT.Thích Nhật Từ nói về thời gian dự kiến ấn hành


Nói về dự kiến phiên dịch và in ấn Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới, TT.Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng, đồng Tổng biên tập, cho biết  cấu trúc bao gồm: Tam tạng Thượng tọa bộ, Tam tạng Phật giáo bộ phái, Tam tạng Phật giáo Đại thừa, chú giải các trường phái Phật giáo cũng như Tục tạng và Hậu tục tạng, trong đó có các bộ từ điển Phật giáo Việt Nam.

Kế hoạch đến cuối năm 2020 sẽ in lại Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh để hoàn tất phần kinh tạng Pali do cố Trưởng lão HT.Thích Minh Châu phiên dịch từ nhiều năm trước.

Năm 2021, VNCPHVN sẽ in bản dịch mới của A-hàm gồm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng nhất A-hàm Tạp A-hàm do nhóm Trung tâm phiên dịch Trí Tịnh thực hiện. Đồng thời in các bộ Bản duyên và các tập liên hệ. Song song đó, Viện sẽ triển khai các bản kinh Đại thừa do Đại lão HT.Thích Trí Tịnh phiên dịch lúc ngài sinh tiền. Về Luật tạng và Luận tạng Pali, theo kế hoạch, sẽ hoàn tất năm 2021 cùng một số bộ thuộc Phật giáo bộ phái.

Năm 2022 sẽ hoàn thành các bộ Đại Bát-nhã, phần còn lại kinh điển Đại thừa và Luật tạng, Luận tạng Đại thừa.

Nhiệm kỳ 2022 -2027, VNCPHVN sẽ nỗ lực hoàn tất phần Chánh tạng Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo bộ phái và Phật giáo Đại thừa, có cả phần Văn học chú sớ.

11t.jpg


HT.Thích Thiện Nhơn ban đạo từ


Ban đạo từ, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS bày tỏ GHPGVN sẽ ủng hộ hết mình cho việc in ấn, phiên dịch và phát hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng cho biết, tại Hội nghị thường niên sắp tới, TƯGH sẽ kêu gọi các tỉnh thành đăng ký các Tam tạng Thánh điển Việt Nam để hỗ trợ VNCPHVN trong việc phát hành.

Hòa thượng Chủ tịch ghi nhận những đóng góp của chư tôn đức VNCPHVN, đồng thời tán thán các mạnh thường quân, các công ty đã đóng góp và mong tiếp tục đóng góp cho Phật sự quan trọng này.

12t.jpg


HT.Thích Giác Toàn tiếp nhận đạo từ, cảm tạ


“Đây là một trọng trách, một Phật sự kế thừa thiêng liêng hoài bão của chư tôn đức trưởng lão tiền nhân, cũng như lòng khát ngưỡng về một Đại tạng kinh Việt Nam (nay là Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam), làm chỗ nương tựa căn bản tu học, tìm hiểu về Chánh pháp của Đức Thế Tôn, những luận giải của các bậc Đại sĩ qua các thời kỳ và nền văn hóa khác nhau, làm chỗ y cứ, tham khảo cho Phật giáo Việt Nam hiện tại và tương lai”, HT.Thích Giác Toàn nói trong phần đúc kết tại lễ ra mắt, với vai trò là Trưởng ban Biên tập và ấn hành của công trình này.

Hòa thượng chia sẻ khi phát nguyện nhận lãnh Phật sự này, bản thân Hòa thượng tin tưởng rằng Phật sự phiên dịch, biên tập và ấn hành pháp bảo thiêng liêng luôn được sự gia hộ của chư Phật, chư Bồ-tát, liệt vị Tổ sư các thời đại, long thần hộ pháp, chư tôn trưởng lão các thời kỳ đã viên tịch cũng như hiện tiền, các bậc thiện tri thức, đặc biệt là sự ngoại hộ của quý Phật tử trong và ngoài nước, “với tâm nguyện chung là làm cho Phật pháp được trường tồn ở thế gian, vì lợi lạc cho muôn loài, vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người”.

20t.jpg
Ra mắt kinh Trường bộTrung bộ

9t.jpg
Cúng dường các ấn bản kinh vừa in ấn đến chư tôn đức

13t.jpg
Ký kết chuyển phát nhanh Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam với Bưu điện TP.HCM

15t.jpg

17t.jpg
Chư tôn đức và Phật tử tham dự lễ

Như Danh/ Báo Giác Ngộ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.

Thông tin hàng ngày