Luôn được gắn kết trên biển đảo quê hương

Các chiến sĩ Trường Sa giao lưu với các đơn vị trong đất liền
Các chiến sĩ Trường Sa giao lưu với các đơn vị trong đất liền

GN - Vấn đề biển Đông một lần nữa lại nóng lên khi sự việc một tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu hải quân Trung Quốc bắn cháy trong hải phận Việt Nam hồi tuần trước. Nỗi quan ngại đang dần tăng lên không chỉ trong phản ứng của Việt Nam mà còn lan rộng ra quốc tế.

Phía Mỹ đã lên tiếng đầu tiên bày tỏ sự lo ngại về việc này và yêu cầu quốc tế nên nhanh chóng đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông, bởi vì vụ tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy được xem là hành động khiêu khích quân sự đầu tiên của phía Trung Quốc nhằm vào ngư dân Việt Nam.

Không chỉ những vụ xâm lấn trên biển, dựa vào những kẽ hở của luật pháp, Trung Quốc còn có chính sách thôn tính văn hóa và giáo dục qua các ấn phẩm sách giáo khoa Việt Nam. Đó là sách hình dạy học mẫu giáo có in cờ Trung Quốc. Một số ấn phẩm địa lý thì in ấn bản đồ Việt Nam không có đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đây là lỗ hổng nhận thức quan trọng của người làm khâu biên tập các sách giáo khoa, vốn là những tài liệu hướng dẫn, giáo dục cho học sinh các cấp.

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có ghi rõ ở Điều I, Chế độ chính trị là: Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Ở đây, cũng cần đề cập sâu rộng hơn về tính chủ quyền cụ thể ghi trong Hiến pháp để có thể sau này tuyên truyền, in ấn tư liệu, sách giáo khoa đưa vào chương trình giáo dục các cấp học.

Chủ quyền về đất liền (trong đó bao gồm vùng núi) với việc cắm mốc và các cửa khẩu quốc tế thì đã rõ, nhất là vùng biên giới phía Tây nam (giáp Campuchia và Lào) và Đông bắc (giáp Trung Quốc); về chủ quyền vùng trời, hải đảo, vùng biển thì phù hợp công ước quốc tế; song trong phạm vi quốc gia thì cũng nên nêu rõ cụ thể, nhất là hải đảo, vùng biển. Vùng trời quốc gia thì máy bay các nước không được phép bay qua nếu không dính dáng đến hợp tác thương mại của các hãng hàng không.

Vùng biển của nước ta cũng nên xác định rõ hải phận quốc gia và hải phận quốc tế. Biển thì không thể cắm mốc, chỉ căn cứ trên sử liệu công ước và lịch sử được quốc tế công nhận. Còn hải đảo nằm trong hải phận quốc gia thì đó là chủ quyền đương nhiên. Trên thực tế cần thống kê và lập ra sơ đồ địa lý về vùng biển, hải đảo một cách cụ thể như hải phận quốc gia thì cách bờ biển bao nhiêu hải lý, trải dài từ đâu và điểm cuối cùng nơi nào. Đó là cơ sở khoa học để nhân dân hiểu biết thêm về lịch sử chủ quyền của Việt Nam đã được cha ông ta tạo dựng, xác lập bao đời nay và thế hệ chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ.

Trước một Trung Quốc đang theo đuổi chính sách bá hùng với hàng loạt hành động vi phạm chủ quyền biển và tấn công quân sự vào ngư dân Việt Nam; gây ra những cuộc khủng hoảng trên biển Đông, cũng cần nên vác chiếu ra tòa như Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vấn đề vi phạm biển Đông. Bởi sự việc cũng cần có công cụ luật pháp quốc tế can thiệp để mang lại hòa bình, ổn định và sự an toàn chủ quyền của Việt Nam và khu vực trong tương lai.

Về phía Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức đã tham gia nhiều phái đoàn đến thăm viếng, ủy lạo nhân dân và cán bộ, chiến sĩ giữ đảo tại thị trấn Trường Sa Lớn và ba ngôi chùa hiện diện trên các đảo Trường Sa, Song Tử Tây và Sinh Tồn. Sắp tới trong quý 2-2013, sẽ có một số vị tôn đức, giáo phẩm của GHPGVN TP.HCM tham gia phái đoàn lãnh đạo và nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra thăm quân dân thị trấn Trường Sa.

Sự có mặt của giới Phật giáo trên quần đảo Trường Sa mang lại những nét sinh hoạt tâm linh và tín ngưỡng thiêng liêng, góp phần xây dựng một cuộc sống an lạc cho nhân dân trên các đảo ở biển Đông, đây cũng chính là sự động viên tinh thần, tăng thêm sức sống và niềm tin vững chắc cho bà con và chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc thân yêu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Công đức lạy Phật

GNO - Lạy Phật, lễ bái các Đức Phật và Bồ-tát là pháp hành phổ biến của hàng Phật tử. Dù xuất gia hay tại gia, kể cả những người có cảm tình với Đức Phật mỗi khi vào chùa tháp đều kính cẩn, chí thành lễ bái.

Thông tin hàng ngày