GNO - Khi có tuổi, nhiều người gặp khó khăn về giấc ngủ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng chúng ta ngủ ít đi khi có tuổi là do sự lão hóa.
Nghiên cứu do các chuyên gia Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ) phát hành trên Tạp chí Neuron, các chuyên gia phát hiện rằng chứng mất ngủ xảy ra vì các cơ chế nhất định trong não bộ có sự thay đổi khi chúng ta già đi.
Theo đó, nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ là do sự mất mát của các dẫn truyền thần kinh trong não nhận diện các dấu hiệu của sự mệt mỏi để dẫn đến giấc ngủ. Các thụ cảm trong não nhận tín hiệu này giảm đi theo tuổi tác. Điều này có nghĩa rằng, khi bộ não già đi thì các tín hiệu này vẫn như vậy khi chúng ta già đi nhưng khả năng tiếp nhận các tín hiệu này lại bị giảm xuống.
“Nó giống như sóng ăng-ten radio khi bị yếu vậy”, các chuyên gia giải thích. Tín hiệu vẫn ở đó, nhưng ăng-ten lại không bắt được.
Dù các chuyên gia cho rằng mất ngủ là hệ quả của sự lão hóa, ngủ không đủ giấc có thể thật sự có liên quan đến mất ngủ và các bất ổn sức khỏe như các bệnh về tim mạch, tiểu đường và béo phì.
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ, người cao tuổi cần ngủ khoảng 7-9 tiếng một đêm, cùng thời lượng được khuyên cho thanh thiếu niên; nhưng đa phần đều không đáp ứng được thời gian ngủ này.
Con số từ Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Lão hóa cho thấy 13% nam giới và 36% người nữ trên 65 tuổi mất hơn 30 phút để có thể đi vào giấc ngủ. Và họ thường ngủ ít sâu hơn và thức giấc nhiều lần trong đêm hơn.
Nhưng chứng mất ngủ có thể bắt đầu sớm hơn, thường ảnh hưởng đến người trong độ tuổi 20, 30. Và khi đến tuổi 50 thì chỉ có 50% số người có thể ngủ sâu khi như còn trong tuổi 20. Và khi được 70 tuổi thì thời gian ngủ ít hơn và giấc ngủ càng kém sâu hơn nữa. Nghiêm trọng hơn, một số loại thuốc ngủ được kê toa cho người cao tuổi để đảm bảo đủ thời gian ngủ mỗi đêm.
Huệ Trần
(theo Huffington Post)