Mâm ngũ quả ngày Tết

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này.

Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng.

Mâm ngũ quả ngày Tết ảnh 1
Mâm quả bày theo cách của người miền Bắc, không kiêng cả trái ớt mang vị cay

Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:

Đầu tiên là chuối xanh - ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.

Mâm ngũ quả ngày Tết ảnh 2

Chuối xanh ứng với mùa xuân

Mâm ngũ quả ngày Tết ảnh 3

Chuối xanh ứng với mùa xuân

Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.

Mâm ngũ quả ngày Tết ảnh 4

Cam đỏ ứng với mùa hạ  

Mâm ngũ quả ngày Tết ảnh 5

Cam đỏ ứng với mùa hạ  

Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ - hành hỏa) như ớt sừng, cam - quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…

Mâm ngũ quả ngày Tết ảnh 6
Hồng xiêm tượng trưng cho hành thủy, ứng với mùa đông
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - tín ngưỡng - thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người…

Theo đó, mâm ngũ quả của người dân Nam Bộ thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, ứng với câu “cầu vừa đủ xài sung”; thêm “chân đế” là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Ngoài ra, không thể thiếu cặp dưa hấu. Dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người dân phương Nam…

Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.

Nhiều năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hóa cũng ngày càng được mở rộng, mâm ngũ quả ngày Tết không còn chỉ gồm 5 loại trái mà đã trở thành lục, thất,… thập quả, với đủ sắc màu, kiểu dạng. Song, vẫn có những điều không khác, theo quan niệm của người dân từng vùng, miền.

Mâm ngũ quả đặc trưng của Nam bộ

Mâm ngũ quả đặc trưng của Nam bộ

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…

Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày