Mong được chuẩn hóa kinh Nhật tụng

Mong được chuẩn hóa kinh Nhật tụng

HỎI: Tôi ở Đà Lạt rất lâu rồi, trước đây tôi thường hay đi chùa và đã tụng niệm kinh Phật thuần thục theo cách thức nghi lễ tụng niệm của miền Trung, Huế. Nhưng nay tôi chuyển về sống tại TP.HCM thì hầu hết các ngôi chùa ở đây đều không tụng niệm theo lối này. Không những cách thức tán tụng khác mà cả kinh và sám tụng cũng khác nữa. Vậy thì bây giờ tôi phải làm sao? Không học và rèn luyện thêm thì không thể cùng đại chúng tụng niệm, nếu học lại từ đầu cho đến lúc nhuần nhuyễn thì không có thời gian, mà không tham gia tụng kinh chỉ lễ Phật rồi về nhà thì lại không đành. Tôi tự nghĩ, chẳng lẽ những lễ nghi và kinh sám trước đây mình đã khổ công học tập xem như đổ sông đổ biển cả sao? Tại sao Giáo hội không chuẩn hóa một kinh nhật tụng thuần Việt phổ thông trên toàn quốc để cho dù đi đâu, người Phật tử cũng có thể tham gia tụng niệm một cách dễ dàng?   (MINH HẰNG,Q.7,TP.HCM; DREAMTO, dreamto_d@yahoo.com)

ĐÁP: Bạn Minh Hằng và Dreamto thân mến!

Chúng tôi hiểu và đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của các bạn, nhưng xem ra giải pháp khả thi nhất cho vấn đề này hiện vẫn là… phải học theo cách thức tụng niệm ở chỗ mới thôi. Bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhất là Ban Nghi lễ Trung ương rất quan tâm đến vấn đề này nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp cụ thể, đó là chuẩn hóa một nghi thức tụng niệm phổ thông cho hàng Phật tử. Hiện tại không ít chùa tự soạn cho mình một nghi thức tụng niệm riêng, gần như không chùa nào tụng niệm giống chùa nào. Hiện trạng mỗi chùa, mỗi đạo tràng tụng niệm mỗi phách đã phản ánh rõ nét sự rời rạc, thiếu nhất quán và là trở lực lớn trong việc tụng niệm mỗi khi đến tự viện khác, hay những lúc tập trung đông đảo Phật tử ở các lễ hội Phật giáo, theo chúng tôi, như vậy sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình kết nối đạo tâm, cơ sở của thanh tịnh và lục hòa.

Các bạn đang tha thiết trông chờ Giáo hội "chuẩn hóa một kinh nhật tụng thuần Việt phổ thông trên toàn quốc để cho dù đi đâu, người Phật tử cũng có thể tham gia tụng niệm một cách dễ dàng", đây là một nhu cầu vô cùng thiết thực, trọng yếu hàng đầu nhằm giữ vững tín tâm, đạo tâm và tạo điều kiện tụng niệm dễ dàng cho hàng Phật tử, thế nhưng rất tiếc là cho đến nay Giáo hội vẫn chưa làm được điều này.

Quan trọng hơn, qua tìm hiểu, chúng tôi biết được ngay cả một số chư vị xuất gia cũng xem vấn đề "chuẩn hóa một kinh nhật tụng thuần Việt phổ thông cho Phật tử trên toàn quốc" là việc làm không mấy cần thiết và thậm chí là không thể. Chúng tôi thiết nghĩ, hiện trạng "trăm hoa đua nở" của kinh tụng hay nghi thức tụng niệm tiếng Việt ở các chùa viện hiện nay cho thấy nhu cầu cấp bách và thiết yếu được trì tụng kinh Phật bằng tiếng Việt (không thể tụng kinh bằng âm Hán-Việt mãi được) nhằm hiểu kinh mà thực hành theo lời Phật dạy.

Cuộc sống và công việc hiện nay đòi hỏi người Phật tử phải di chuyển nhiều nơi. Khi đến một nơi khác, dù điệu thức tán tụng có khác nhưng kinh, kệ, sám giống nhau thì hàng Phật tử trong chừng mực nào đó vẫn có thể tụng niệm theo đại chúng, không cảm thấy bơ vơ, lạc lõng. Nếu chuyển đến một chùa mới, vì không tụng niệm theo được, đành lễ Phật rồi về thì đó là một thiệt thòi lớn cho Phật tử, một tổn thất không đáng có cho đạo pháp. Mặt khác, nếu chúng ta đã thuộc kinh nhật tụng rồi, và hành trang tâm linh đó luôn mang theo để tụng niệm, cầu nguyện chung với các đạo hữu khác ở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống thì hay biết bao nhiêu.

Cho nên, Việt hóa và chuẩn hóa kinh nhật tụng là một trong những nhu cầu bức thiết và chính đáng của hàng Phật tử. Thiết nghĩ các cấp Giáo hội cũng như toàn thể Tăng-tín đồ Phật giáo nói chung cần chung tay góp sức để đáp ứng nhu cầu này nhằm duy trì và xiển dương Chánh pháp, trước thách thức không nhỏ là những nỗ lực cải đạo Phật tử đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ, ở khắp mọi nơi trên đất nước ta.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1297 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bàn về tha lực

GNO - Đức Phật dạy: “Hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác”1. Ngài cũng nhấn mạnh rằng con người là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Nếu một người tạo những nghiệp xấu ác sẽ sinh về cảnh giới khổ não, ngược lại, nếu hành nghiệp lành sẽ sinh vào cõi an vui.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang trao học bổng đến nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ Học viện Phật giáo VN tại Huế nhận học bổng Đức Nhuận

GNO - Sáng 24-4, tại Học viện Phật giáo VN tại Huế (P.An Tây, Q.Thuận Hóa, TP.Huế); Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đã trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến các Tăng Ni đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Việt Dũng/TNO

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 24-4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Bà Rịa trong ngày khai trương bếp ăn miễn phí

BR-VT: Tái hoạt động bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa

GNO - Sáng 24-4, bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng để sửa chữa và kiện toàn nhân sự. Hoạt động này nhằm cung cấp sự hỗ trợ thiết thực cho bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Thông tin hàng ngày