Mùa an vui

GN - Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, kể từ giữa tháng 4 tới giữa tháng 7 âm lịch hàng năm là thời gian an cư kiết hạ.

Ở Việt Nam, Phật giáo các tỉnh thành đã lần lượt khai giảng khóa an cư kiết hạ, mỗi tỉnh, tùy duyên, có các trường hạ tập trung, hoặc an cư tại chỗ ngõ hầu để người xuất gia “thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới-Định-Tuệ”, từ đó đạo lực của người tu được tăng trưởng, có những bước đi vững chãi hơn trên con đường tu học, hành đạo.

An cư - Trà An Lạc 1.JPG

Chư tôn đức nhập hạ an cư, thúc liễm thân tâm, trau giồi Giới-Định-Tuệ - Ảnh minh họa

Một khi Giới luật được trau dồi nghiêm mật thì Định-Tuệ sẽ phát sinh, đó là kết quả tất yếu mà bất kỳ hành giả nào cũng có thể chạm chân tới, tùy sự hành trì Giới luật mà vị trí Định-Tuệ sẽ đạt đến mức nào. Khi có Định-Tuệ thì nơi tự thân hành giả chắc chắn sẽ có năng lượng an vui, từ trường an vui từ vị ấy sẽ được bao phủ xung quanh, cảm hóa và mang lại được bình an cho những ai tiếp xúc hoặc nhìn thấy. Năng lượng an vui ấy có khả năng chuyển hóa cá nhân, cộng đồng theo hướng an lạc thân-tâm.

Do vậy, khi khóa an cư bắt đầu, khi những người xuất gia (Tăng, Ni) vân tập về một chỗ để củng cố đạo tâm, chuyên cần thực tập giáo pháp thì cũng là bắt đầu một mùa an vui cho nhân thế, cho muôn loài.

Biểu hiện cụ thể, cứ đến mùa an cư kiết hạ, hàng Phật tử tại gia lại khuyến khích nhau chuyên cần hơn trong hành trình, công hạnh bố thí, cúng dường được thực thi tối đa, trong khả năng và sự phát tâm cũng mạnh mẽ hơn bội phần. Nhiều người mến đạo Phật, đặc biệt là người trẻ cũng chọn 3 tháng an cư thực tập ăn chay, sống đạo, làm những việc thiện nguyện, để đến tháng 7 - Vu lan lại hồi hướng phước lành, báo ân cha mẹ… Công hạnh ấy sẽ nâng cao đạo đức, tạo ra một thói quen tốt, góp phần làm cho xã hội trở nên trong lành, thánh thiện hơn.

Khi người người biết bố thí, cúng dường đúng pháp thì tâm lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xả) được mở rộng, thăng hoa. Khi người người biết ăn chay, đi chùa thì họ sẽ giảm thiểu được sân hận, khai thông trí tuệ, đóng góp vào sự trong lành của thiên nhiên, môi trường… Tất cả những việc làm và sự cộng hưởng từ năng lượng tu tập của chư Tăng Ni với việc làm thiện lành từ Phật tử tại gia minh chứng rằng an cư kiết hạ là dịp không chỉ để người xuất gia tu tập mà là cho cả người tại gia hành trì. Tứ chúng đồng tu là ở chỗ đó, là ở chính hình ảnh dễ thương, gần gũi ấy trong mùa an cư.

Đạo Phật với giáo lý giải thoát, bất bạo động, trên tinh thần hòa hợp, lấy lợi ích của chúng sinh làm niềm hạnh phúc cho mình… đã mang về thương hiệu “hòa bình” trong suốt 26 thế kỷ có mặt, xiển dương. Hòa bình là một biểu hiện của an vui, là cốt lõi để có an vui. Từ nếp sống nhu hòa, nhẫn nhục, từ-bi-hỷ-xả của người con Phật, đặc biệt được miên mật hơn trong 3 tháng an cư kiết hạ sẽ hiến tặng giá trị an vui đó cho nhân gian. Tâm bình, thế giới bình chính là như vậy. Từ đó, chúng ta có niềm tin sâu chắc vào thương hiệu ấy cũng như vào chính sự hành trì tập trung nơi hạ trường sẽ là cơ hội để “trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội”.

Điều đó là hoàn toàn có cơ sở, bởi ngay từ chương trình an cư ở các trường hạ chúng tôi nhận thấy một lịch sinh hoạt rất nghiêm mật và được sự hướng dẫn, chứng minh của chư tôn túc lãnh đạo “đạo cao đức trọng” - những người được tứ chúng kính ngưỡng...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày