Ngày rằm ở “Phật Cô Đơn”

GN - Thương con, mẹ vất vả từ sớm tinh mơ nơi góc cửa chùa, tảo tần bán buôn vài tờ vé số, vài thếp nhang… Chạy một đoạn đường rồi thở hổn hển, có thể nguy hại sức khỏe nhưng biết phải làm sao. Chỉ vì cái nghèo, cái khó mẹ đang gánh trên vai…

Thật an nhiên, thanh thản, trên hết là tinh thần thiện nguyện của những tấm lòng mang tên “Tứ Ân Ca” của chúng tôi. Nơi chúng tôi đến là vùng đất Lê Minh Xuân, nửa thành thị mà cũng nửa chân quê, nơi có mái chùa Bát Bửu Phật Đài mà người đời quen thuộc với tên gọi “Phật Cô Đơn”.

ANh XH (1).jpg

Các bạn trẻ trong nhóm Tứ Ân Ca với nụ cười hoan hỷ sau buổi tặng quà

- Ảnh: Minh Thi

Phát tâm ngẫu hứng, không là sự tùy duyên mà là một tinh thần thiện nguyện trọn vẹn… tất cả chúng tôi đã có mặt tại đây cùng năm mươi phần quà. Chùa Phật Cô Đơn sáng Vu lan đông thật đông những người con của Phật, già trẻ, trai gái rạng rỡ những tấm lòng thành kính thiết tha.

Đức Phật hiền từ, đôi mắt dõi nhìn ban phước lành cho tất cả chúng sinh để người người nương tựa nhau trên cõi đời này, để sắc thắm sen hồng khẽ lay động mỗi mùa Vu lan, Phật đản… Cũng như bao người, chúng tôi nguyện cầu Đức Phật cho những hỷ lạc, hoan ca cuộc sống, cho mẹ cha mạnh khỏe bình an, cho dân tộc Việt Nam trường tồn, độc lập.

Nhóm Tứ Ân Ca chúng tôi khởi đầu là việc phát phiếu nhận quà. Len lỏi giữa dòng người đông nghẹt, chúng tôi cố gắng nhận ra những người già yếu mưu sinh từ việc bán nhang, đậu phộng hay những cọng rau chỉ “có mặt” nơi vùng đất phèn này. Chúng tôi trao đến họ những lá phiếu nhận quà cùng lời lẽ nhẹ nhàng tôn kính: “Tụi con có phát quà, bà cầm phiếu này, lát nữa mười giờ rưỡi ra cổng mới, nơi khuôn viên Phật A Di Đà để nhận quà nha!”.

Cầm lá phiếu trên tay, chúng tôi nhận ra sự cảm ơn chân thành từ những người bà, người dì khiến chúng tôi không khỏi xúc động. Thương nhất là những người chưa được nhận phiếu, một bà hổn hển thở “mệt quá… mệt quá…”. Thương bà pha chút gì đó xót xa, chúng tôi tặng bà một phiếu.

Lấy trong túi ra một chai nước suối đã uống dang dở, tôi mời bà uống cho đỡ mệt, thoắt lại thấy có lỗi vì chai nước đã uống dở dang. Một phiếu sẽ nhận được một phần quà, giá trị có đáng là bao so với nhiều người nhưng đó có thể là bữa cơm trong ba ngày liền của những mảnh đời cơ nhỡ.

Tiếp đến, những phần quà được phát ra. Niềm hạnh phúc như vỡ òa không chỉ riêng người nhận mà còn là ở người cho. Cho và nhận như không còn khoảng cách, như thể tan ra, quyện vào nhau.

Một hình ảnh khác khiến chúng tôi không khỏi xót xa… một người già vịn một người già chỉ vì một phần quà bé nhỏ. Cầm phụ bà phần quà rồi cùng người bà đi cùng, hai người vịn hai bên dìu bà đi, tôi khẽ hỏi bà: “Sao bà không mua đôi dép để mang?”. Bà hồn nhiên đáp cùng tôi: “Nghèo quá! Với lại mang dép đi không nổi”.

Sáng Vu lan cùng những phần quà trao tặng những người già nghèo tại Phật Cô Đơn, chúng tôi ngập tràn bao cảm xúc. Một buổi thiện nguyện đọng lại biết bao điều phải nghĩ suy. Đôi khi chỉ là lời cảm ơn: “Bà vui quá, quý quá! Cảm ơn thật nhiều. Chúc con có nhiều sức khỏe”, mà cô bạn đi cùng đã kể lại cùng tôi mà rưng rưng nước mắt.                            

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày