Ngôi chùa gìn giữ văn hóa ẩm thực chay từ cổ xưa

GN - Như những trào lưu nhất thời khác, chế độ ăn kiêng Detox rồi cũng qua thời kỳ thịnh hành. Nhưng ở Hàn Quốc, lại có một hình thức ăn chay phổ biến tồn tồn tại bền vững trong ít nhất 1.600 năm, kể từ khi chùa Jinkwansa được xây dựng trên những ngọn núi ngoại ô Seoul.

Han Quoc 1.jpg


Sư cô Sun Woo, vị hướng dẫn tham quan ngôi chùa đang đứng với rất nhiều
bình gốm men chứa những loại nước tương hoặc đậu tương nhão khác nhau

Tu viện Phật giáo này an tọa tại nơi hội tụ của hai dòng suối, bao quanh là những tán lá và đỉnh núi cao vút. Đây là một trong nhiều ngôi chùa trong vùng quê nằm ngoài thủ đô của Hàn Quốc. Mỗi chùa đều có sự đặc biệt riêng của mình, và chùa Jinkwansa nổi tiếng nhờ hai lý do.

Đầu tiên, đây là ngôi chùa chỉ dành cho chư Ni. Cách đây vài tuần, nơi này đã từng đón tiếp phu nhân Phó Tổng thống Mỹ - Jill Biden, đến nghiên cứu và tìm hiểu về nền giáo dục dành cho nữ giới tại Hàn Quốc.

Tuy vậy, lý do thứ hai mới khiến chùa Jinkwansa nổi tiếng. Nơi đây được biết đến bởi sự bảo tồn văn hóa ẩm thực cổ xưa của tự viện Hàn Quốc.

“Bạn không thể hiểu được văn hóa tu viện Phật giáo mà không có kiến thức về ẩm thực nơi đây”, Ni sư Gye Ho nói. Sư đã xuất gia hơn 50 năm và giờ đây là vị giáo phẩm Ni đảm nhiệm trụ trì ngôi chùa. Như mọi Ni giới, sư Gye Ho với chiếc đầu được cạo tươm tất và pháp phục màu lam truyền thống. Sư cho hay: “Thức ăn đã nuôi dưỡng toàn bộ loài người. Nó hình thành tâm và thân chúng ta”.

Tại một căn phòng nhỏ với cửa trượt, có ít nhất 25 chiếc đĩa khác nhau được sắp trên một cái bàn. Sự đa dạng, đó là một nét độc đáo trong bữa trưa của người xuất gia tại Hàn Quốc.

Sun Woo, vị Sư cô hướng dẫn chương trình tham quan ngôi chùa, giải thích thêm về điều tạo nên sự khác biệt cho thức ăn của tu viện: “Không hề có thịt, cá và bột ngọt. Cũng không có tỏi, hành tây, hành lá lẫn hành tím hay tỏi tây”.

Điều này nghe có vẻ khá nhạt nhẽo. Nhưng các món ăn lại có vị hăng, cay nồng hoặc chua cay, chát. Có củ cải lên men, nấm chiên, đậu hủ ướp, và rau xanh giòn. Những miếng cà tím thái mỏng cùng những lát khoai tây chiên đặt cạnh một bát súp trong veo và một tô cơm.

Bước đến một góc của ngôi chùa, sư Sun Woo tiết lộ về bí mật của ẩm thực trong ngôi chùa. Trên nền đất phủ sỏi là hàng tá bình gốm với kích cỡ khác nhau. Trong những chiếc hũ đó, sư cô giải thích: “Chúng tôi lên men những loại nước tương hoặc đậu tương nhão khác nhau”.

Tu viện ủ khoảng 30 loại nước xốt khác nhau từ đậu tương lên men. Những cái bình được đặt ở một nơi có thể nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời trong ngày - điều đó rất quan trọng cho quá trình lên men. Trong những chiếc bình đó, một số loại đậu tương đã được lên men suốt 20 năm, những cái khác thì gần 50 năm. Mùi hương chia thành nhiều lớp và phức tạp như một miếng phô-mai chín ngậy.

Sau quá trình ngâm ủ, lên men, lọc nước và những thao tác truyền thống khác, các sư cô rót lên món ăn giản dị những tầng hương vị đa dạng đậm đà đó.

Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đến với ngôi chùa này để trải nghiệm phong cách sống ấy. Hiện tại đang có 240 du khách tham gia vào nếp sinh hoạt của chùa, thức dậy vào lúc 3g30 sáng để thiền tịnh.

Han Quoc 2.jpg


Ý thức được “Thức ăn tạo ra giá trị con người” nên ẩm thực chay
trong các ngôi chùa Hàn Quốc khá tươm tất và phong phú

Khi nói chuyện với Ni sư Gye Ho về triết lý sống, khách phương xa thường ngồi trên đệm lót, uống loại trà đá làm từ quả mọng địa phương. Đi kèm là dưa tây và những miếng bánh gạo nếp hình vuông ngọt ngào, phủ bởi trái cây và các loại hạt. Chư Ni thường ăn những miếng bánh gạo ngọt này vào ngày sóc vọng để cung cấp năng lượng cho mình.

Ni sư Gye Ho giải thích rằng nấu ăn và ăn uống là những hoạt động quan trọng cũng như việc luyện tập thể chất. Sư nói: “Chúng tôi chuẩn bị thức ăn của mình với một tâm hồn thanh khiết. Chúng tôi nhận ra rằng loại nước xốt ngon nhất trên đời là tấm lòng mà mình đặt vào việc nấu ăn”.

Sư cũng cho biết mọi thứ ở đây đều tự nhiên. Trong khi những nơi khác ở Hàn Quốc người ta sử dụng đũa kim loại, thì đũa ở tu viện được làm từ gỗ.

Khi được hỏi rằng đã bao giờ muốn ăn khoai tây chiên hay socola không, Sư đáp: “Mọi người đều có mong muốn của mình. Khi những ham muốn ấy xuất hiện, tôi lại tập trung tâm trí của mình vào việc làm trong chùa, mọi thứ sẽ vượt qua”.

Bảo Thiên - Anh Thư (the NPR)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Điều xấu của một tu sĩ: Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày