Ngôi chùa, một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người

Sư Phone Naboutsy trước tượng Phật tại chùa Siri Buddharam ở Worthington
Sư Phone Naboutsy trước tượng Phật tại chùa Siri Buddharam ở Worthington
Giác Ngộ - Đây là một trong vô số tập tục có lẽ rất xa lạ đối với những người tại nơi mà họ chưa bao giờ viếng thăm chùa hoặc chưa từng gặp những người có mối liên hệ với ngôi chùa Phật giáo. Tuy nhiên, bên cạnh những thứ khác biệt, vẫn có những điểm tương đồng với Cơ Đốc giáo. 

Một thế giới tâm linh

Bước vào ngôi chùa Siri Buddharam của người Lào tại Worthington , bang Ohio (USA), Thongsay Chantharath cởi giày và quỳ xuống ở chân cầu thang dẫn vào ngôi chánh điện.

Vì sư Keo Saysombath đang ở trong ‘phòng Đức Phật’ nên Chantharath vẫn ở nguyên chỗ cũ. Hành động của cô giúp cho sư Saysombath giữ được một trong 227 giới, một phần của sự tuân giữ các giới luật mà sư đã lãnh thọ.

Đây là một trong vô số tập tục có lẽ rất xa lạ đối với những người tại nơi mà họ chưa bao giờ viếng thăm chùa hoặc chưa từng gặp những người có mối liên hệ với ngôi chùa Phật giáo. Tuy nhiên, bên cạnh những thứ khác biệt, vẫn có những điểm tương đồng với Cơ Đốc giáo. 

“Chùa Siri Buddharam của người Lào được thành lập tại vùng Tây Nam Minnesota đã được mấy năm rồi,” Chantharat nói.

Worthington có lượng dân số lớn, và phải đi đoạn đường 45 phút khi bạn muốn đến chùa làm lễ là điều không khả thi lắm. Cộng đồng người Lào sống tập trung đông đúc ở Worthington và các vùng lân cận. Người dân từ Sioux Falls , từ Windom, Mognolia và từ Jackson cũng đến Worthington .

Chantharath cho biết thêm rằng, chùa có khoảng 600 tín đồ Phật tử. Họ không đến chùa làm lễ thường xuyên, nhưng họ thường tham dự các sự kiện đặc biệt với số lượng đáng kể.

“Khi chúng tôi tổ chức các buổi lễ lớn vào mùa hè, chắc chắn bạn sẽ thấy 600 người ấy, nhưng không phải cả 600 người đến chùa cũng một lúc”, cô Chantharath nói, “các buổi lễ lớn được chúng tôi tổ chức từ sáng sớm cho đến tối.

Sự kiện đón năm mới của người Lào trong năm nay sẽ được diễn ra vào ngày 24 tháng Tư tại hội trường Brewster Legion. Ở đấy người ta sẽ tổ chức một bữa tiệc và lễ chúc phúc cho năm mới - một nghi thức được biết đến với cái tên Phouk Khene - vào lúc 5 giờ chiều, và sau đó là chương trình văn nghệ.

Buổi lễ Phouk khene được dẫn dắt bởi một trong số các vị Tăng sĩ của chùa Siri Buddharam. Trong buổi lễ, có các sợi dây được buộc vào một cây cao được trang trí bằng những đồ vật và người ta quan niệm rằng, chúng sẽ đem phúc lành đến cho họ trong năm mới. Sau lễ chúc phúc, các sợi dây sẽ được tháo ra khỏi cây và cắt thành từng đoạn ngắn để buộc vào cổ tay của mọi người. Những sợi dây ấy được đeo trong suốt ba ngày để cầu may.

Đời sống của chư Tăng trong chùa Siri Buddharam

Hiện tại có 3 vị Tăng đang sống tại chùa Siri Buddharam, Chantharath cho hay. Sư Saysombath đã ngồi trên Chantharath vào sáng nay - đấy là cách biểu hiện sự tôn trọng của tất cả mọi người đối với chư Tăng, họ ngồi phía dưới chư Tăng khi họ ở trong chùa.

Chư Tăng đã định rõ thời gian tụng niệm mỗi ngày vào lúc 11:30 sáng. Thời tụng niệm diễn ra trong vòng một tiếng đồng hồ. Sư Saysombath cho biết, việc tụng niệm - được tụng bằng ngôn ngữ cổ xưa trong kinh điển - là để thể hiện lòng biết ơn đối với tất cả những người đã cung cấp cho họ thức ăn và những vật dụng khác ở trong chùa, đồng thời cầu nguyện cho họ được an lành.

Phần lớn thời gian còn lại là để nghiên cứu kinh điển. Chư Tăng vui vẻ đón tiếp khách đến chùa suốt ngày (một trong số các vị tăng luôn túc trực trong chánh điện).

Bên cạnh việc tọa thiền đều đặn, họ có một cái tivi để xem kênh truyền hình Thái Lan thông qua vệ tinh. Kênh truyền hình này cung cấp những chương trình liên quan đến đời sống tâm linh của chư Tăng. Họ cũng phải ăn, nhưng chỉ ăn một bữa trong ngày. “Sau một giờ chiều là chư Tăng không được phép ăn thức ăn cứng, cho nên họ phải nghiêm khắc với bản thân”, Chantharath giải thích. “Ở Lào mọi người đem thức ăn dâng lên cho chư Tăng vào mỗi buổi sáng. Ở đây thì có một vài người thường đem thức ăn đến dâng cho chư Tăng mỗi ngày.”

Rau quả và cơm là những thức ăn chính trong khẩu phần ăn của chư Tăng. Mỗi bữa ăn đều phải có cơm hoặc xôi, thường thì người ta dâng xôi nhiều hơn. Giờ ăn thường là sau thời tụng kinh, khoảng 12:30 trưa.

Sự trải nghiệm

Sư Saysombath đã trình bày về một vài khía cạnh của việc trở thành một vi Tăng, và những thứ diễn ra trên con đường mà họ đã chọn cho cuộc sống của bản thân.

Những người nam dưới 21 tuổi chỉ được xem là người tập sự. Nói theo cách của sư Saysombath là vì họ chưa đủ trưởng thành để có thể xếp vào địa vị cao quý nhất. Ở tuổi 21, những người nam có thể trở thành những vị Tăng thực thụ, nhưng còn có nhiều thứ cần phải học, phải tuân theo. Chantharath nói thêm rằng: “Bạn cần phải lãnh thọ 227 giới pháp của Phật chế. Nếu bạn dưới 21 tuổi, bạn có thể biết tất cả 227 giới điều ấy, những bạn khó lòng tuân giữ chúng một cách trọn vẹn. Đấy là lý do tại sao chỉ có 10 giới điều dành cho người tập sự.”

“Đặc biệt, người nữ không được phép đụng chạm vào chư Tăng, hay là bất cứ sự tiếp xúc thân thể nào với các vị Tăng đã lãnh thọ 227 giới. Và không có người nữ nào được phép vào trong phòng chư Tăng”, Chantharath lưu ý thêm.

Cây nguyện ước

Cùng với đức Phật, một thứ đặc biệt, có một không hai của chùa Siri Buddharam là một cái giường nhỏ được bao quanh bởi nhiều bông hoa nằm bên phía phải của mọi người khi đi vào chánh điện. Khu vực ấy được gọi là “cây nguyện ước.” “Đấy là nơi mọi người đến gởi gắm những lời cầu phúc,” cô Chantharath giải thích. “Họ treo tiền ở đấy để cúng cho những người đã quá cố. Đấy là những đồng tiền để cầu phúc lành cho những người thân yêu của họ sau khi những người ấy đã qua đời. Bất cứ thứ gì chúng ta cúng trong lễ ban phúc lành, những thứ chúng ta cúng để ăn hay là cúng để cầu phúc ở trên cái giường trang trọng đó, người quá cố đều sẽ nhận được.”

Cây nguyện ước và những khu vực còn lại của chùa đều mở cửa để mọi người hành lễ, cầu nguyện suốt bảy ngày trong tuần.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày