Ngôn từ bất lực, bạo lực lên ngôi?

Xô xát nhỏ giữa hành khách và nhân viên hàng không đã trở thành chuyện lớn, khi HLV Tae kwondo Lê Minh Khương đòi đưa vụ việc này ra tòa, còn phía Vietnam Airlines dọa đưa ông Khương vào danh sách cấm bay.

Mỗi ngày chỉ cần lướt qua vài trang báo là có thể nhận thấy nhiều tin “tức” phản ánh những hành vi bạo lực trong xã hội, mà nguyên nhân nào có gì to tát: va quệt xe cộ ngoài đường, lời qua tiếng lại trong quán cà phê… Thậm chí người thi hành công vụ cũng có hành vi bạo lực dẫn đến hậu quả nặng nề như vụ công an đánh chết người vì “không đội mũ bảo hiểm”, và gần đây an ninh hàng không “khống chế một cách thái quá” khiến hành khách đòi khởi kiện VNA.

Ngôn từ bất lực, bạo lực lên ngôi? ảnh 1

Không thể không tự hỏi: Vì sao bây giờ người ta dễ dàng nhục mạ nhau, đánh nhau, giết nhau… đến thế?

Bắt đầu việc dẫn đến bạo lực bao giờ cũng là màn đôi co cãi cọ, lớn tiếng rồi chửi bới xúc phạm nhau. Dường như người ta không có đủ ngôn từ để giải thích mọi việc một cách từ tốn rõ ràng? Dường như người ta không cho rằng ngôn từ có thể giúp giải quyết sự việc một cách êm đẹp? Khi ngôn từ bất lực thì người ta sử dụng bạo lực.

Loài người trải qua hàng triệu năm để hoàn thiện ngôn ngữ. Lời nói thay thế “sức mạnh cơ bắp” để con người có thể sống hòa bình với nhau. Ông bà ta cũng dạy “học ăn, học nói”. Khi lời nói không còn được coi trọng, khi ấy bạo lực lên ngôi.

Mà tại sao sự “ăn nói” không được coi trọng, có lẽ bắt nguồn từ lối sống thực dụng, nhiều bức bối (nghĩa rộng của cái ăn) và cách giáo dục nặng nề, nhưng lại xem nhẹ, bán rẻ lễ nghĩa (nghĩa rộng của từ nói).

Có lẽ rất cần một lời nhắc nhở hiện diện khắp nơi “đề nghị đồng bào hết sức bình tĩnh và hết sức kiềm chế”, khi không/chưa hiểu rõ nhau muốn nói gì!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày