Người Phật tử trong văn hóa giao thông

Người Phật tử trong văn hóa giao thông

Từ lúc chào đời, mẹ cha đã  định cho ta con đường  tương lai tốt đẹp và luôn  mong cho chúng ta đi an toàn cho đến suốt đời. Đầu năm mới, ta khởi hành cho một hướng đi mà ta luôn hy vọng rằng suốt năm đó  ta luôn may mắn. Buổi sáng mở cửa, bước ra khỏi nhà là ta đã định cho ta hướng đi nào trong ngày để đi và đến đúng mục đích không lãng phí thời gian, an toàn để khi chiều về được quây quần bên những người thân yêu nhất. Và sự chánh niệm - tỉnh giác trong đời sống thường ngày trên những con đường đi này là không ngoại lệ.

Bây giờ, chúng ta xin không bàn tới những con đường đi để cho chúng ta thành đạt trong cuộc sống bởi cái này còn do phước báu, do nhân quả và do nhiều nhân duyên khác. Mà chỉ lạm bàn về sự tỉnh giác trên con đường theo đúng nghĩa đen của nó  là tỉnh giác trong an toàn giao thông công cộng.

Thực tế cho thấy rằng sự bất ổn, mất an ninh của giao thông hiện nay trên toàn cõi Việt Nam là điều có thật 100%, không phải bàn cãi gì cả. Ngoài các lý do khách quan hay chủ quan gì đó của cơ quan có chức năng quản lý giao thông, thì ý thức chấp hành của người tham gia giao thông là không thể không nhắc đến. Hết sức trầm trọng. Các phương tiện thông tin báo chí luôn đưa các tin bài, hình ảnh về sự vi phạm của người tham gia giao thông nhưng đâu cũng hoàn đấy. Bởi vì có ai chịu chấp hành đâu, kể cả người có học và hiểu luật.

Bản thân người viết từng chứng kiến một ông đang “tham gia giao thông" với tướng tá bệ vệ, vét tông cà vạt, mắt kiếng trắng vẻ trí thức, dáng dấp là "công bộc của nhân dân" phóng xe ào ào vượt luôn đèn đỏ mà gương mặt cứ tỉnh queo, mặc cho những người khác nhìn theo ông ngơ ngác.

Một người có “văn hóa" mà còn như vậy, thử hỏi những người thiếu "văn hóa" khác thì sao?

Người Phật tử chúng ta cũng là những công dân sống trong môi trường giao thông như vậy, với những con người như vậy thì liệu có ảnh hưởng gì không?

Trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ muốn viết một góc nhỏ về việc tham gia giao thông của người Phật tử chứ không dám nói nói đến các đối tượng khác vì tầm hiểu biết có hạn không thể nào viết hay nói hết được cái tình hình giao thông rắc rối và đa dạng này.

Đôi khi chúng ta cứ nghĩ rằng chánh niệm - tỉnh giác là chỉ dùng cho tu hành chứ không phải dành cho ngoài đời. Vì vậy, khi ra khỏi cổng chùa là quên hết,  cho nên đôi lúc có vị vì lo trễ giờ hay có việc gì đó mà vội vàng phóng xe vù vù cho kịp giờ. Hoặc khi gặp đèn đỏ thì không dừng đúng vạch mà phải ráng tiến lên một chút. Khi đèn đỏ chưa chuyển sang xanh là đã lo tăng ga vượt lên trước,  cứ như sợ đi sau thì sẽ thua người khác không kịp giờ …

Tại sao chúng ta có thể kiên nhẫn ngồi hàng giờ trước màn hình ti vi để xem một trận đá bóng hay một chương trình ca nhạc mà lại không kiên nhẫn dừng lại cho đúng vạch hay kiên nhẫn đợi đèn xanh hẳn rồi mới đi. Thật ra cái sự chờ đợi chút xíu đó hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến thời gian của chúng ta trong ngày, mà do chúng ta quen với cách sống "tranh thủ" như vậy.

Người theo Phật chúng ta phải biết rằng lòng kiên nhẫn và bình thản cũng là một trong các pháp tu của đạo Phật và là một cách ứng xử tốt, hết sức có văn hóa trong đời sống. Xin mọi người, nhất là các Phật tử hãy cố một lần thử xem nội tâm của mình ra sao khi bị kẹt xe hoặc tới chốt đèn giao thông mà trong lòng vẫn bình thản, kiên nhẫn để thứ tự người trước người sau không chen lấn bóp kèn inh ỏi, không leo lên lề phần đường dành cho người đi bộ, không cau có, bực bội và tỏ thái độ giận dữ khi bị chen lấn trên xe buýt.

Chúng ta không thể bằng lòng với hình ảnh của một nhà sư hay một cư sĩ mà chạy xe tốc độ hơi cao trên đường phố hay vi phạm giao thông một cách thiếu ý thức. Nhất là khi vi phạm mà những người chung quanh biết mình ở chùa này, chùa kia, thì…. thật không biết "nói sao cho em hiểu".

Đó là chưa nói đến việc do chúng ta không chánh niệm, tỉnh giác không làm chủ ý thức để xảy ra tai nạn trầm trọng, gây ảnh hưởng đến nhân mạng thì lại càng... thảm họa. Nếu phần thiệt hại về phía chúng ta thì ngoài việc gây khổ đau tình cảm, thiệt hại kinh tế cho gia đình mình, thì chúng ta phạm thêm cái lỗi của người Phật tử là không biết quý cái điều mà chư Phật ba đời đã dặn dò là "Thân người khó gặp".

Nếu phần thiệt hại dành cho người khác, thì việc chúng ta đã gây nên là làm "tổn hại chúng sinh" quá rõ ràng. Những cớ sự như vậy, thì liệu chúng ta có xứng đáng là Phật tử hay không?

Nếu là một vị Tỳ kheo (người cao quý) gây ra thì càng khó hơn... bao giờ hết. Vì bấy giờ không thể nói  "Lý sự viên dung" bởi “tâm, tướng không được vuông tròn”. Bây giờ nói đạo ai nghe.

Hiện nay, các giới, các ngành trong xã hội đang nói về “văn hóa giao thông". Người Phật tử chúng ta chắc chắn là không đứng ngoài cuộc. Bởi chúng ta cũng là một công dân. Muốn là một Phật tử tốt thì hãy là một công dân tốt trước đã.

Phật tử chúng ta còn chờ gì mà không cùng nhau tham gia "văn hóa giao thông" qua tinh thần chánh niệm tỉnh giác của đạo Phật.

Đức Phật có dạy chúng ta: "Tất cả các pháp đều là Phật pháp". Tạo cho chúng ta một cuộc sống an toàn, yên vui, chánh niệm - tỉnh giác trong đời sống hàng ngày nhất là trong an toàn giao thông. Có như thế thì chúng ta mới có nhiều cơ hội đóng góp cho xã hội cho đạo pháp nhiều hơn. Đó cũng là một pháp tu vậy.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày