Nguồn cội

Giác Ngộ - Hai từ ấy gợi cho bạn điều gì? Về một dòng sông có điểm đầu nguồn, về quê hương, về gốc gác…?

Nguồn cội, là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng đối với mỗi người mà cứ mỗi lần nhắc đến hoặc chạm vào lại thấy bâng khuâng nhớ… Như là cái giếng làng thuở mình còn tung tăng cùng mấy đứa bạn tắm táp ngày hè. Tắm trần truồng mà không biết… mắc cỡ (từ địa phương mình gọi là dị), bởi hồi nớ đứa mô cũng là con nít, vô tư ơi!

1ap_20110424092304776.jpg

Chiếc lá còn nhớ cội nhớ nguồn/ Là người ta cũng nhớ đừng quên

Đó là cái con đường dẫn lên khu mộ của cả thôn. Không gọi là nghĩa địa bởi không có quy hoạch nhưng nó là nơi yên nghỉ cuối cùng của ông mình, bà ngoại mình và nhiều bà con hàng xóm khác. Cứ mỗi lần cầm nắm hương đi thăm mộ lại thấy nhớ và biết ơn dáng ngoại lưng còng đã nuôi mình khôn lớn, thương mình bằng tình thương bù đắp của một người bà hiểu rõ đứa cháu mình thiếu thốn tình cha. Nhớ ơi…

Đó còn là những điều bình dị như là mấy dòng nhật ký chan đầy nước mắt của mẹ mà hồi nớ có lần mình lén đọc và cũng đã khóc hu hu, làm nhem đôi ba chữ ở giữa trang…

Nguồn cội là quê hương, trong đó dung chứa cái gọi là “thủy thổ quốc gia”, là biển, là trời, là ơn người đã ngã xuống và người đương vị đang chèo chống cho con thuyền Tổ quốc khỏi chông chênh.

Là ông bà tiên tổ nhiều đời đã gặp nhau, yêu thương nhau và tạo ra ông bà ngoại, ông bà nội, rồi ba mẹ mình (những con người gần gần mà mình biết). Nếu không có tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì mình đâu có mặt trên đời này với hình hài và tên gọi như hôm nay. Dẫu đẹp/xấu hay nghèo khó/sang giàu thì cái ơn sanh thành, dưỡng dục, truyền trao cái nếp nghĩ, nếp nhà của những người thân, huyết thống, mẹ cha mãi mãi khó đáp đền. Vì vậy, nếu quên tổ tiên, ông bà, cha mẹ có nghĩa là quên nguồn cội.

Nguồn cội là gốc gác tâm hồn, tâm linh, là người đã cho mình ngộ ra lẽ thật ở đời, để một sớm mai mình thấy “mặt trời chân lý chói qua tim” và lòng mình hoan hỷ kêu lên: con đã có đường đi. Con đường mà mình thấy và đặt chân bước đi thật thong dong, thật thênh thang ấy là con đường mang tên giác ngộ - giải thoát. Không phải ai cũng có thể thấy và đi trọn con đường ấy nếu không nhớ tới nguồn cội tâm linh. Thầy mình gọi đó là “gốc rễ tâm linh”, nếu ai quên thì dễ bỏ và dễ lầm đường lạc hướng!

Nguồn cội còn là những manh áo, miếng cơm và biết bao nhiêu phương tiện mình sử dụng để nuôi sống bản thân, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu để có thể tồn tại. Mình được dạy rằng: dù con có tiền nhiều nhưng nếu không có người nông dân làm ra hạt lúa, cái rau, con cũng sẽ đói đến chết mà thôi. Trong tương quan trùng trùng, sự tương tác và tương tức giữa những con người-thiên nhiên… đã tạo nên những cố kết mà mình phải nhớ, biết ơn, trân trọng. Nếu không mình sẽ phá vỡ cố kết hoặc tạo ra những biến dị xấu cho sự ung nhọt, đổ vỡ và khổ đau.

Niệm hai chữ nguồn cội và suy nghiệm về hạt thóc, cái rau, về ba mẹ, ông bà, tiên tổ, về những người đã tạo nên đất nước muôn đời và về những đêm nghe chuông, thở và cười để nuôi lớn lòng biết ơn. Mình thường máy móc nên đôi khi mình đọc, tụng mà mình không chiêm nghiệm nghĩa lý để rồi mình không nhớ để thực hành, ứng dụng trong đời sống.

Ví dụ như thi kệ: “Cúi lạy đấng tam giới tôn/ Quy mạng cùng mười phương Phật/ Con nay phát nguyện rộng/ Thọ trì kinh…/ Trên đền bốn ơn nặng/ Dưới cứu khổ tam đồ…” mình vẫn đọc tụng hàng ngày nhưng ứng dụng thật sự thì chưa. Việc thực tập kinh điển, lời Bụt dạy mà bằng tâm lượng rộng lớn như lời thi kệ này và người thực tập đi đến tận cùng của lời phát nguyện thì việc nhớ ơn nguồn cội (thuộc bốn ân trọng - tứ trọng ân*) để sống cho trọn vẹn là không xa chi mấy bước.

Nhắc như thế để lại nhớ, lại thương câu nói chân quê của mẹ: “Đi xa, đừng quên nguồn cội nghe con!”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1297 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bàn về tha lực

GNO - Đức Phật dạy: “Hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác”1. Ngài cũng nhấn mạnh rằng con người là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Nếu một người tạo những nghiệp xấu ác sẽ sinh về cảnh giới khổ não, ngược lại, nếu hành nghiệp lành sẽ sinh vào cõi an vui.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang trao học bổng đến nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ Học viện Phật giáo VN tại Huế nhận học bổng Đức Nhuận

GNO - Sáng 24-4, tại Học viện Phật giáo VN tại Huế (P.An Tây, Q.Thuận Hóa, TP.Huế); Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đã trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến các Tăng Ni đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Việt Dũng/TNO

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 24-4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Bà Rịa trong ngày khai trương bếp ăn miễn phí

BR-VT: Tái hoạt động bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa

GNO - Sáng 24-4, bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng để sửa chữa và kiện toàn nhân sự. Hoạt động này nhằm cung cấp sự hỗ trợ thiết thực cho bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Thông tin hàng ngày