Nhớ “thầy mù chùa Kim Đài”

Giác Ngộ: Chùa Kim Đài, một ngôi chùa cổ do Thiền sư Đại Sum khai sơn vào năm 1748, tại thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây nam. Đây là vùng "sơn cùng thủy tận" của vùng đất Lâm Lộc dưới thời trị vì của các chúa và vua nhà Nguyễn.

Thuở còn hành điệu cách đây hơn 20 năm, chúng tôi đã được nghe nhiều người kể về "Thầy Kim Đài" ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), câu chuyện đầy đạo vị như giai thoại thiền môn xứ Huế, nên trong lòng rất ao ước được tận mắt nhìn thầy một lần…

nhothay.gif

Ảnh chỉ mang tính minh hoạ

Duyên gặp mặt

Tình cờ, cách đây cũng đã hơn 10 năm trong một chuyến ngao du chốn núi rừng, chúng tôi đi vào một ngôi chùa nhỏ nằm ẩn giữa cây rừng thâm u. Và trong một ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng có một vị thầy già, dáng người lọm khọm. Khi chúng tôi bước vào, thầy lên tiếng chào "A Di Đà Phật". Tôi cũng đáp lễ chào theo "A Di Đà Phật, bạch thầy". Và khi vị cư sĩ hướng dẫn chúng tôi nói lời chào thầy thì thầy mừng rỡ, nhận ra: "Ôi! Thầy Thái, làm chi lâu năm rứa chừ mới lên thăm thầy mù chùa Kim Đài ni hè". Tôi ngỡ ngàng, "Thầy mù chùa Kim Đài" mà tôi được nghe kể nhiều là đây...

"Thầy mù chùa Kim Đài", pháp tự Thích Từ Duyên, rất lùi xùi, khắc khổ, dáng người gầy. Thầy có một hoàn cảnh rất đặc biệt, thầy bị mù cả hai mắt, nhưng lại sống có một mình trên một ngôi chùa núi vắng vẻ ít khách thập phương qua lại. Nói chuyện với chúng tôi, thầy kể: "Tui vâng lời quý Ôn dạy rằng ở nơi chiến địa như thế này chỉ có thầy mù lòa lên đây ở mới không bị các bên liên quan đến cuộc chiến nghi ngờ ‘chỉ điểm’, nhờ đó có thể giữ gìn ngôi chùa của chư Tổ đã dày công sáng lập nên. Nhớ những ngày còn chiến tranh, vùng này là vùng cách mạng nên địch và ta cứ bắn nhau liên tục, lính Pháp, lính Mỹ hành quân lùng sục, lính vô đây dọa nạt, đòi bắt, đòi bắn tui không biết bao nhiêu lần. Thực tình là chỉ có nhờ Phật nhờ Tổ gia hộ chứ thực ra tui nghĩ, sống trong vùng này hồi đó thì mù cũng…bị bắn".

Chúng tôi tò mò: Vậy thầy mù lòa, mà dân làng ở đây hồi đó thì đi tản cư hết, thầy lấy gì ăn để độ nhật. Thầy nói: "Thì nhờ các đạo hữu Phật tử ở dưới phố vài tuần bới cơm bới gạo lên giúp tui, với lại tui cũng phải tự lọ mọ trồng sắn, trồng khoai để ăn chứ, nói chung là cực lắm, nhưng nhớ lời quý Ôn dạy nên phải vượt qua, tụng kinh tụng kệ cầu Phật cầu Tổ gia hộ để giữ gìn ngôi chùa".

Dâng nén hương lòng…

Sau gần 5 năm chúng tôi lên thăm "Thầy mù chùa Kim Đài" lần thứ 2, vừa vào đến chùa, tôi vái chào "bạch thầy…!" thì thầy liền vui mừng nhận ra ngay: "Dạ thầy Trí Năng, lâu ngày dữ hi". Tôi bàng hoàng, tại sao thầy mù, không thể thấy tôi, mà sau gần 5 năm thầy vẫn nhận ra, điều đó làm cho chúng tôi thật cảm động. Nhớ lại những câu chuyện "giai thoại thầy mù chùa Kim Đài" mọi người kể hồi còn hành điệu mà thương thầy quá. Nhìn thầy tay run run pha trà mời chúng tôi uống mà cảm phục vô cùng.

Rồi cũng khoảng gần 5 năm, vừa rồi nhân chuyến đi tìm lại dấu vết những ngôi tháp của chư Tổ xưa, chúng tôi ghé vào thăm thầy thì được biết "Thầy mù chùa Kim Đài" đã về với Phật với Tổ từ ngày 23 tháng 9 năm ngoái (tức năm Kỷ Sửu-2009). Nhìn ngôi chùa Kim Đài ngày nay đã quang rạng hơn xưa, và đang có kế hoạch để đại trùng tu mà nhớ nao lòng vị thầy mù lòa kham khổ nhưng đầy nghị lực và giàu đạo tâm.

Thắp nén hương đảnh lễ thầy mà lòng thấy bồi hồi. Nhân cách của thầy là một minh chứng sống động về một người kiên trinh "hộ trì Phật pháp". Cuộc đời dù nghiệt ngã, chiến tranh dù có loạn lạc hiểm nguy, nhưng vì Phật, vì Tổ, vì Đạo pháp thầy vẫn kham khổ chịu đựng vượt qua số phận nghiệt ngã để đứng vững trước sóng gió, kiên định giữ gìn ngôi phạm vũ, giữ gìn một tiểu mạch của mạng mạch đạo pháp giữa chốn rừng thiền một thời hưng thịnh. l

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.

Thông tin hàng ngày