Những điều cần biết về loét dạ dày

GNO - Loét dạ dày thường là những vết loét hở phát triển trong thành thực quản, dạ dày hay tá tràng (phần đầu của ruột non).

Hầu hết các vết loét đều gây ra bởi sự nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và có thể được điều trị trong hai tuần bằng kháng sinh, theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Sự khám phá ra “vai trò” của H. pylori đã mang lại giải Nobel Y khoa năm 2005 cho Marshall and Robin Warren.

loet dd.jpg


Loét dạ dày thường gặp ở người hiện đại do ăn uống không điều độ, thường bị stress

Stress tâm lý có lẽ không đóng vai trò gì trong sự phát triển của các vết loét dù stress sinh học (như ở bệnh nhân bệnh tình nghiêm trọng trong phòng chăm sóc tăng cường) mới thật sự đóng góp vào bệnh này. Ngoài ra, tuy thực phẩm không được cho là đóng góp gây ra bệnh nhưng chúng có thể làm các bệnh nhân đang có bệnh với các viêm nhiễm hay vết loét hiện tại trở nên xấu hơn, phụ thuộc vào loại thực phẩm họ hấp thu vào cơ thể - các chuyên gia cho biết.

Triệu chứng của loét dạ dày

Triệu chứng phổ biến nhất là cơn đau dữ dội trong dạ dày, theo Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH). Thường thì cơn đau bắt đầu giữa các bữa ăn hay suốt đêm và có thể ngưng nếu bạn ăn hay uống các thuốc giảm axit dạ dày (antacid). Cơn đau đến và biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần, và có thể xảy ra ở bất cứ đâu từ rốn cho đến xương ức của bạn, theo Bệnh viện Mayo.

Dù triệu chứng phổ biến nhất là đau, như vừa nói trên nhưng cũng có thể là xuất huyết hay thiếu máu. Có nhiều cơ quan khác quanh khu vực dạ dày cũng đau khi bất ổn như: tụy, túi mật, bệnh Crohn hay ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây ra loét dạ dày

Các vết loét dạ dày xảy ra khi axit giúp tiêu hóa thức ăn gây ra các thương tổn trên thành dạ dày và tá tràng. Phần bên trong của đường tiêu hóa “được áo” một lớp chất nhầy để bảo vệ dạ dày khỏi axit. Nhưng ở một số người bị nhiễm H. pylori, vi khuẩn này xâm nhập vào thành chất nhầy trong dạ dày, tạo ra các ổ và các mô nhạy cảm hơn với axit dạ dày.

H. pylori là dạng nhiễm khuẩn phổ biến và lây lan qua phân, chất nôn, nước bọt của người đã nhiễm bệnh hay qua nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm. Theo Bệnh viện Mayo, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị nhiễm khuẩn nhưng vẫn chưa rõ vì sao không phải ai ai cũng bị nhiễm loại vi khuẩn này.

Một nguyên nhân khác gây ra bệnh này là do sử dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc thuộc nhóm NSAIDS như aspirin hay ibuprofen (Advil). CCD cho rằng, 10% các vết loét dạ dày là do NSAIDS gây ra. Các thuốc này cũng như các thuốc naproxen (Aleve) và ketoprofen có thể gây kích ứng hay viêm nhiễm cho thành dạ dày và ruột non. Bệnh loét dạ dày phổ biến hơn ở người cao tuổi dùng thuốc giảm đau thường xuyên hay ở người điều trị viêm khớp bằng thuốc.

Ngoài ra, thuốc lá, cồn và stress có thể làm trầm trọng hơn các biểu hiện của bệnh bằng cách gây kích ứng lên thành dạ dày.

Nếu không được điều trị, các vết loét này có thể gây xuất huyết từ các vết loét, dẫn đến thiếu máu. Sự xuất huyết này có thể biểu hiện qua việc đi tiêu phân đen.

Điều trị như thế nào?

Điều trị loét dạ dày gồm có tiêu diệt vi khuẩn H. pylori và giảm lượng axit dạ dày. Việc điều trị này cần kết hợp nhiều thuốc. Các bác sĩ có thể kê toa nhiều loại kháng sinh cùng lúc hoặc kết hợp thuốc Helidac để tiêu diệt H. pylori. Hedilac chứa hai kháng sinh với một loại giảm axit và một loại giúp bảo vệ mô dạ dày.

Huệ Trần
(theo
Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày