GNO - Nếu bạn cho rằng suy giãn tĩnh mạch chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi thì điều này chưa thật sự chính xác.
Các chuyên gia đã chia sẻ những thông tin có liên quan đến bất ổn sức khỏe này mà có thể bạn chưa biết:
1 - Suy giãn tĩnh mạch là chứng bệnh di truyền
Nếu cha mẹ và ông bà chúng ta bị suy giãn tĩnh mạch thì có thể bạn cũng sẽ bị chứng này. Yếu tố đầu tiên nhất đóng góp đến sự phát triển chứng suy giãn tĩnh mạch chính là do di truyền hay bẩm sinh do gene, làm cho các thành mạch bị yếu đi dẫn đến các bất ổn ở tĩnh mạch.
Các mức độ suy giãn tĩnh mạch theo dấu hiệu lâm sàng
2 - Có khá nhiều người mắc bất ổn này
Vẫn chưa rõ lý do vì sao có nhiều người nữ bị suy giãn tĩnh mạch và số khác thậm chí không biết mình đang có bất ổn này. Hơn 50% nữ giới và 40% nam giới mắc các chứng suy giãn tĩnh mạch.
Một bất ổn y khoa khác mà nhiều người nữ cũng không “hay biết” về sức khỏe của mình chính là chứng cục máu đông.
3 - Người nữ có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam giới
Theo thống kê, người nữ có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao hơn người nam đến 20 lần.
4 - Không thể trị lành tại nhà
Đừng tin rằng dùng các loại kem hay xoa bóp thì có thể trị dứt suy giãn tĩnh mạch. Các chuyên gia khuyên phải đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách khoa học, bài bản.
5 - Nên điều trị sớm
Điều quan trọng là nên có can thiệp bằng thuốc sớm để ngăn diễn tiến tự nhiên của bệnh, giảm các triệu chứng và để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
6 - Suy giãn tĩnh mạch có thể gây đau
Suy giãn tĩnh mạch có thể rất đau đớn. Các biểu hiện của bệnh có thể là tê, tức nặng, nhói, đau nhức, như bị vọp bẻ. Nếu không được điều trị có thể sẽ phát triển thành các bất ổn nghiêm trọng hơn như khối u và xuất huyết.
7 - Các yếu tố về hormone có thể làm bệnh nặng hơn
Một trong những lý do có thể khiến người nữ hay bị suy giãn tĩnh mạch chính là hormone do sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone, do mang thai.
Việc có thai thật sự thử thách với các mạch máu, mức hormone tăng lên, lượng máu và thể trọng tăng lên. Tất cả những điều này làm tăng sự căng thẳng lên các mạch máu.
8 - Lối sống ảnh hưởng đến suy giãn tĩnh mạch
Thiếu vận động thể chất, béo phì, đứng hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài đều là các yếu tố gây ra bất ổn này và làm tình trạng bệnh xấu hơn.
9 - Ngồi chéo chân “vô can” với suy giãn tĩnh mạch
Ngồi chéo chân không phải nguyên nhân gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch chân nhưng có thể làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
10 - Có nhiều lựa chọn điều trị
Tùy vào mức độ nghiêm trọng, có nhiều lựa chọn điều trị khi bị suy giãn tĩnh mạch như tiêm thuốc (chích xơ tĩnh mạch) hoặc liệu pháp dùng tia laser Endovenous Laser Ablation (EVLA).
11 - Suy giãn tĩnh mạch có thể quay trở lại
Dù có thể chữa lành nhưng bệnh có thể quay trở lại. Thêm vào đó, khi càng cao tuổi thì khả năng mắc chứng này càng cao hơn.
Để giảm nguy cơ tái phát suy giãn tĩnh mạch nên duy trì thể trọng ở mức khỏe mạnh, thể dục vận động thường xuyên; và nếu có thể hãy tránh ngồi hay đứng trong thời gian dài.
Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)