NNC. Trần Đình Sơn nói chuyện về gốm Lý - Trần

GNO - Sáng nay, 26-1, tại quán cà phê Trung Nguyên (19B, Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, TP.HCM) đã diễn ra buổi nói chuyện của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn về “Mỹ thuật gốm Lý - Trần”.

Buổi nói chuyện nằm trong  khuôn khổ chương trình Cà phê sáng thứ 7 do nhạc sĩ Dương Thụ tổ chức.

IMG_5828.JPG

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày về mỹ thuật gốm Lý-Trần

Có hơn 60 nhà nghiên cứu văn hóa, các học giả, các bạn trẻ yêu thích nghiên cứu và tìm hiểu các giá trị văn hóa dân tộc tham dự.

Theo đó, diễn giả trình bày khái quát giai đoạn lịch sử Lý - Trần, một kỷ nguyên hào hùng của lịch sử dân tộc với những thắng lợi trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cũng như những thành tựu vượt bậc trên mọi mặt, trong đó có kiến trúc, điêu khắc và sự tinh tế của các sản phẩm đồ gốm.  

Kế thừa và phát huy những di sản của triều đại nhà Lý như các tượng Phật hay những linh vật  bằng đá chầu phục hai bên ngoài sân ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) thì ở thời Trần, nhà nghiên cứu đã giành nhiều thời gian để nói về bức tranh hay còn gọi là thư quyển “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” dài 10 mét đang được lưu giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh (Trung Quốc).

IMG_5837.JPG

Những người quan tâm tới cổ vật lắng nghe trình bày của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn

IMG_5817.JPG

Hiện vật gốm thời Lý-Trần được trưng bày tại buổi nói chuyện.

Tranh có hơn 80 nhân vật trong đó nhân vật chính của bức họa là Phật hoàng Trần Nhân Tông ngồi trên cáng từ động Vũ Lâm (Ninh Bình) xuất du xuống núi. Các tùy tùng, trừ những quan văn võ trong triều thì còn lại đều đi chân đất, có một số Tăng nhân Ấn Độ đi cùng, có hạc dẫn đường ở phía trước đoàn, voi trắng chở  kinh đi ở sau cùng, phía trước voi có người cưỡi trâu là đạo sĩ Lâm Thời Vũ, đoàn đón rước có vua Trần Anh Tông cùng các tùy tùng cung nghinh Phật hoàng khi Người xuống núi.

Bức tranh được cho là hoàn thành vào năm 1363 bởi họa sư Trần Giám Như, sau đó được các danh sĩ đời Minh viết thêm lời bình dẫn.

Bên cạnh đó nhà nghiên cứu Trần  Đình  Sơn cũng  đã phác thảo định hướng về một bảo tàng với những cổ vật từ trước đến nay mình sưu tầm (vốn là tư thất của cụ cố nội của diễn giả - làm quan tới chức thượng thư Bộ Hình thời nhà Nguyễn) tại Huế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 100 em thanh thiếu niên tham gia khóa tu "Tuổi trẻ" lần thứ I tại chùa Long Phước

Chùa Long Phước (TP.Bạc Liêu) khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I

GNO - Sáng 15-12, chùa Long Phước (P.5, TP.Bạc Liêu) tổ chức khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Giác Nghi, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Long Phước; chư tôn đức giáo thọ sư, Phật tử và hơn 100 thanh thiếu niên tham dự khóa tu.

Thông tin hàng ngày