Sự kiện lần thứ 12 này cũng được vinh hạnh có sự sự chứng minh của chư Tăng đại diện Trường Đại học Mahachulalongkorn và Công chúa Hoàng gia Thái lan.
Vì một xã hội công bằng và an lạc
Như mục đích ban đầu đã đề ra, Sakyadhita là sự kết nối nữ giới Phật giáo khắp thế giới, không phân biệt những dị biệt về truyền thống, văn hóa mà cùng học hỏi và chia sẻ để cùng tiến bộ. Thành viên Sakyadhita cũng như những ai tham gia cũng sẽ có điều kiện và cơ hội tu tập, học hỏi như nhau; được tôn trọng và có thể phổ biến những điều Phật dạy để giáo pháp của Đức Phật được có mặt trong đời sống của con người để nhờ đó thay đổi số phận con người trên khắp thế giới.
Sakyadhita - nối rộng vòng tay yêu thương
Sakyadhita quy tụ nhiều nữ lãnh đạo tinh thần, nhà nghiên cứu, học giả, nhà văn hóa, triết học, tôn giáo, xã hội, môi trường… để cùng nghiên cứu, thực hành, ứng dụng, kêu gọi sự bình đẳng giữa nam và nữ, chống bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em… Đặc biệt tại một số quốc gia còn lạc hậu, phụ nữ chưa thoát ra khỏi cuộc sống đói nghèo, lạc hậu, bị phân biệt đối xử còn nặng nề thói gia trưởng ở gia đình mà nơi đó không có bóng dáng của tu sĩ Phật giáo.
Ni sư Tenzin Palmo chia sẻ với hội nghị rằng ngài Khamtrul Rinpoche (sư phụ của Ni sư) nói: “Nếu đứa trẻ là một bé trai, cậu ta hẳn đã được chăm sóc rất cẩn thận, có lẽ đã được đưa vào một tu viện và được giáo dục, chăm bẵm để trở thành một người đặc biệt. Nhưng vì đứa trẻ là một bé gái, sự giáo dưỡng về mặt tâm linh đáng lẽ phải có đã bị lơ đi và cô đã không thể có dù chỉ một cơ hội để học giáo pháp”. Khamtrul Rinpoche nói rằng điều này cũng thường xảy ra ở Tây Tạng và thường những cô gái ấy bị đem gả. Chỉ đến khi nào gia đình riêng của họ vững vàng hơn, họ mới có cơ hội ra đi đào luyện tâm linh cho bản thân mình. Nhưng vì họ ít học, họ không thể đem lại lợi ích cho nhiều người qua những lời chỉ dạy của mình, thậm chí ngay cả khi họ đã đạt ngộ. Khamtrul Rinpoche nói thêm, “Điều này không liên quan gì đến vị trí độc tôn cố hữu của nam giới. Đó chỉ là vì các điều kiện xã hội làm cho việc lựa chọn tái sanh trở lại trong hình tướng người nữ trở nên khó khăn hơn”.
Các vị sư Tây Tạng thực hiện Mandala bằng cát
Hiện nay, tại một số quốc gia, đời sống đói nghèo và lạc hậu, người phụ nữ chịu quá nhiều áp lực, chịu nhiều bất bình đẳng ngay tại gia đình của mình. Họ chưa có sự hiểu biết, thiếu kiến thức xã hội để hòa nhập và vai trò của họ trong gia đình cũng như xã hội còn mờ nhạt. Trong gia đình, phụ nữ và trẻ em còn bị bạo hành, trẻ em phải lao động sớm và không được học hành… thậm chí còn bị buôn bán. Dù khó khăn nhưng trong nỗ lực của mình, Sakyadhita tiến đến gần họ, chia sẻ, giúp họ học tập, ý thức bản thân, học tập trau dồi kiến thức, từng bước giúp họ thay đổi nhận thức để thay đổi cuộc sống. Khi đã thay đổi được những điều này, phụ nữ mới có điều kiện để đến và trau dồi đời sống tâm linh.
Ni sư Karma Leshe Tsomo thuyết trình: "Mẹ Teresa và lý tưởng Bồ tát"
Các đại biểu quốc tế thảo luận các đề tài rất sôi nổi
"Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay phải đối mặt với nhiều thách thức mà phần lớn những thách thức ấy được cho là vì sự xuống cấp của các giá trị đạo đức. Hơn lúc nào hết, thế giới và những người sống trong thế giới này cần phải khôi phục lại những giá trị tích cực của loài người như lòng từ bi bác ái, sự trung thực, bất tổn sinh, lòng vị tha, tinh thần yêu hòa bình. Thông qua các hội nghị thường xuyên của mình, sự hiện diện ngày một lớn mạnh của Sakyadhita trong thế giới hôm nay đã giúp khơi dậy sự yên ổn nội tại (inner peace) và những giá trị mà Đức Phật đã dạy chúng ta nhiều thế kỷ trước đây", Sư cô TN.Như Nguyệt trình bày tại Hội nghị Sakyadhita lần thứ 12. Sakyadhita chú trọng đến sức mạnh tâm linh, niềm tin Phật pháp, hướng niềm tin này vào những nơi còn đói nghèo, lạc hậu với hy vọng làm thay đổi tư duy, lối sống. Phụ nữ có thể áp dụng sức mạnh niềm tin tâm linh vào đời sống để mang đến sự an lạc trong đời sống.
Vì “đất mẹ” xanh
Sakyadhita lần thứ 12 tại
Các cuộc thảo luận sôi nổi đã tạo sự gần gũi hơn giữa các đại biểu
Xã hội hiện đại ngày nay cũng đòi hỏi người xung quanh tự ý thức bảo vệ mình và bảo vệ môi trường sống, vì thế hội nghị lần này cũng đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường với chủ đề: “Nữ giới Phật giáo và phát triển bền vững toàn cầu”. Với thông điệp “Trái đất cũng là mẹ, nữ giới cũng là mẹ”, “Tâm chúng sinh - nền tảng bản thể học cho những nhận thức về hệ sinh thái”, “Từ bi với bà mẹ trái đất”… đã được các đại biểu tham dự thảo luận rất sôi nổi và hào hứng.
Biểu diễn văn hóa nghệ thuật tại vườn thiền
Tỉnh thức tại rừng thiền
Môi trường chúng ta đang sống bị ô nhiễm nặng nề, những hệ lụy từ sự phá rừng, khai thác khoáng sản vô tội vạ, hiệu ứng nhà kính… đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội con người khắp hành tinh. Đó là những vấn đề lớn cần sự quan tâm đúng mức, Sakyadhita kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường trong mọi hành động, cùng nhau bảo vệ môi trường, trồng rừng, giảm khí thải… để cân bằng lại bầu sinh thái của trái đất. Song song đó, những vấn đề về môi trường liên quan trực tiếp đến đời sống tâm linh cũng được đề cập như: “Phóng sinh trong Phật giáo Đài Loan, mối tương quan giữa tư tưởng tôn giáo, mối đe dọa đối với động vật và môi trường sinh thái”, tình trạng bắn giết thú vật, phóng sinh thực hiện hạnh từ bi nhưng cũng phải biết thể hiện đúng lúc, đúng cách và đúng pháp… cũng được thảo luận rất sinh động.