Thông bạch của Giáo hội về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tượng Phật hoàng - Trần Nhân Tông tại Yên Tử - Ảnh: Phùng Anh Quốc
Tượng Phật hoàng - Trần Nhân Tông tại Yên Tử - Ảnh: Phùng Anh Quốc
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thông tin từ Văn phòng Trung ương GHPGVN gửi đến Báo Giác Ngộ cho biết Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký thông bạch về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 716 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.

Thông bạch số 348/TB-HĐTS của Trung ương Giáo hội vừa phát hành hôm nay, 12-11-2024, nhận định: Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc; đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Phật giáo Việt Nam. Qua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, Nhân dân, Tăng Ni, Phật tử tôn vinh ngài là vị Vua Phật Việt Nam.

Theo đó, để tôn vinh những công đức của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, Đại lễ tưởng niệm lần thứ 716 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn năm 2024 như sau:

Tại Trung ương: Trung ương Giáo hội kết hợp cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại Lễ tưởng niệm vào ngày 1-12-2024 (1-11-Giáp Thìn), tại Khu danh thắng Yên Tử, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Tại GHPGVN các tỉnh, thành phố: Tổ chức tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố; hoặc tại cơ sở của Thiền viện Trúc Lâm tại địa phương, cùng ngày 1-12-2024 (1-11-Giáp Thìn).

Trung ương Giáo hội cũng gửi kèm văn bản Tiểu sử và Lời tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông (tải xuống theo các đường dẫn bên dưới bản tin này).

Thành phần tham dự bao gồm chư vị Trưởng lão Thành viên Hội đồng Chứng minh, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN tại địa phương; Ban Trị sự GHPGVN các cấp; chư tôn đức tiêu biểu các hệ phái Phật giáo tại địa phương; chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện và Tăng Ni và Phật tử; các cơ quan chức năng địa phương; cơ quan thông tấn, báo đài.

Giáo hội cũng lưu ý chương trình Đại l, gồm Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, thành phần tham dự; Sơ lược Tiểu sử Phật hoàng Trần Nhân Tông; Lời tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố;- Phát biểu của chính quyền; Dâng hương tưởng niệm Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông; Cảm tạ của Ban Tổ chức.

Tải xuống các files Thông bạch, Tiểu sử Phật hoàng Trần Nhân Tông và Văn tưởng niệm theo các đường dẫn sau:

THONG BACH.pdf

T2.pdf

TIỂU SỬ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG (2024).doc

VĂN TƯỞNG NIỆM PHAT HOANG TRAN NHAN TONG 2024.doc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Một thời khóa tu học của đồng bào dân tộc tại chùa Hoa Nghiêm

Đem yêu thương đến đồng bào dân tộc

GNO - Để sống, đồng hành, hoằng pháp cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số là điều không phải người tu sĩ nào cũng thực hiện được. Hơn mười năm qua, Đại đức Thích Minh Đăng đã vận dụng đắc lực cách thức “đưa đạo vào đời”, đem lại lợi lạc cho đồng bào nơi đây thông qua những thời pháp thoại.

Ảnh minh họa của Bảo Toán/BGN

Sám hối thay cho ba mẹ có nên không?

GNO - Dẫu biết rằng nhân quả không hề sai, nhưng nhìn thấy ba đau khổ như vậy, tôi luôn muốn làm điều gì đó để cầu mong hóa giải bớt phần nào những đau khổ của ba. Hiện buổi sáng thì tôi tụng kinh Dược Sư và tối thì tụng kinh Cầu an hồi hướng cho ba mẹ.
Hòa thượng Thích Trí Quảng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Trồng căn lành và sám hối

GNO - Người đã từng trồng căn lành ở các Đức Phật quá  khứ và có nhân duyên  sâu dày với Phật pháp, thì đời này mới xuất gia được và gặt hái kết quả tốt đẹp. Còn người tu bắt chước, hay tu theo hình thức không thể nào có sở đắc, vì không có căn lành.

Thông tin hàng ngày