Ông Nguyễn Mạnh Cường làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM

Tân Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường - Ảnh: An Phương
Tân Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường - Ảnh: An Phương
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay 24-7, tại kỳ họp lần thứ 2, khóa X, Hội đồng Nhân dân TP.HCM đã thực hiện công tác nhân sự theo thẩm quyền. Kỳ họp đã giới thiệu nhân sự để bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã thay mặt chính quyền Thành phố trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Người được giới thiệu là ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM.

Kết quả kiểm phiếu, có 183/184 đại biểu có mặt biểu quyết thống nhất bầu ông Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Đại diện lãnh đạo TP.HCM tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường
Đại diện lãnh đạo TP.HCM tặng hoa chúc mừng tân Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường

Ông Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1979, quê An Giang, là thạc sĩ Kinh tế. Ông trưởng thành từ hoạt động Đoàn - Hội, từng giữ chức Bí thư, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn; Chủ tịch Hội Sinh viên TP.HCM; Bí thư Quận 5, Thủ Đức (cũ); Chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM; Trưởng ban Dân vận Thành ủy.

Ông Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM từ ngày 3-2 đến nay.

Thường trực UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 có 8 thành viên, trong đó ông Nguyễn Văn Được là Chủ tịch. Phó Chủ tịch gồm các ông: Nguyễn Lộc Hà, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường, Bùi Minh Thạnh, Nguyễn Mạnh Cường và bà Trần Thị Diệu Thúy.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư hành giả Tăng chụp ảnh lưu niệm sau Lễ Bố-tát

Gần 200 Tăng Ni Bố-tát tại tổ đình Phổ Quang và Kim Sơn

GNO - Sáng 1-6 (nhuận) năm Ất Tỵ (25-7-2025), chư Tăng trên địa bàn các phường Phú Nhuận, Đức Nhuận và Cầu Kiệu (TP.HCM) đã vân tập tổ đình Phổ Quang để cử hành Lễ Bố-tát, thính giới và sinh hoạt Tăng sự kỳ 3 trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569.
Thangka thường được đặt trên bàn thờ và được dùng làm điểm tập trung cho việc cúng dường, lễ lạy và tụng niệm. Đối với người tu theo Kim cương thừa, Thangka còn là công cụ hỗ trợ thiền định và quán tưởng

Giữ hồn Thangka - Bảo tồn nghệ thuật thiêng liêng giữa thời hiện đại

GNO - Thangka không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà là pháp khí của sự hành trì. Mỗi nét vẽ đều được thực hiện bằng chánh niệm, như một hình thức thiền định sống động. Giữa thời hiện đại nhiều biến động, những người nghệ sĩ ở Nepal vẫn âm thầm gìn giữ ngọn lửa của truyền thống này.

Thông tin hàng ngày