Pakistan: Nhiều di sản điêu khắc Phật giáo bị phá hủy

GNO - Tuần rồi, tại khu vực Gilgit-Baltistan (Pakistan), nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá cổ xưa của Phật giáo đã bị phá hủy bởi những hình ảnh khác được vẽ chồng lên, trong đó có hình ảnh quốc kỳ của Pakistan.

Các tác phẩm điêu khắc cổ vô giá này từng bị đe dọa bởi công trình xây đập của chính phủ Pakistan ở thung lũng này. Nhiều di sản nằm ở vùng Chilas, gần con sông Indus cổ xưa - nơi được xem là trung tâm của các nền văn minh cổ xưa trong khu vực, gồm Harappa và Mohenjo Daro với niên đại hàng ngàn năm.

Ngày nay, lãnh thổ này là một phần của khu vực Jammu-Kashmir, nơi xảy ra tranh chấp biên giới giữa Pakistan và Ấn Độ.

Ancient-Buddhist-rock-inscriptions-in-Gilgit-Baltistan.jpg

Các tác phẩm Phật giáo điêu khắc trên đá có niên đại hàng trăm năm ở Gilgit Baltistan

Theo một số nguồn tin, sau khi hoàn thành, dự án này sẽ làm ngập các di sản Phật giáo nói trên và 50 ngôi làng trong vùng.

Người dân nơi đây đã sử dụng truyền thông để phản đối việc xây đập, gửi đi nhiều thông điệp như: “Sự giàu có của nền lịch sử hàng ngàn năm sẽ sớm bị chìm ngập dưới dòng nước của con đập ở Gilgit Baltistan” hay “Nghệ thuật điêu khắc trên đá cổ xưa còn tồn tại chủ yếu ở khu vực Gilgit Baltistan, Diamir, Hunza, Nagar và Baltistan. Đặc biệt ở Baltistan, các tác phẩm này có thể được tìm thấy tại các khu vực định cư và hành trình cổ xưa dọc con sông Indus và Shyok”, theo The Statesman.

Theo đó, các tác phẩm điêu khắc trên đá này có lịch sử hàng trăm năm tuổi, sau khi Phật giáo theo Con đường Tơ lụa đến Trung Quốc và sau đó đến Tây Tạng qua các dãy núi vùng Hy Mã Lạp Sơn. Các ghi nhận ban đầu cho thấy, Phật giáo được truyền đến khu vực này vào thế kỷ thứ 7, 8 và sau đó trở thành một phần quan trọng của Tây Tạng. Phật giáo tồn tại ở đây đến thế kỷ 15, sau đó đạo Hồi xuất hiện. Kể từ đó, Phật giáo dần biến mất ở Gilgit-Baltistan nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở khu vực lân cận Ladakh - ngày nay thuộc Ấn Độ.

Trong chuyến thăm gần đây đến Leh, thủ đô của Ladakh, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các di sản Phật giáo cổ ở Ladakh và các khu vực láng giềng; đồng thời kêu gọi sự bảo tồn của cộng đồng.

Không chỉ người theo Phật giáo, người dân nơi đây cũng nhận thức được giá trị lịch sử, nghệ thuật và du lịch của các tác phẩm Phật giáo này. “Các di sản điêu khắc này thuộc về Phật giáo, có thể thu hút hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới. Cho dù là thuộc về tôn giáo nào, chúng ta cũng nên bảo vệ những di sản cổ xưa này” - phát biểu của một người dân địa phương.

Vào ngày 13-5 qua, Chính phủ Pakistan đã ký hợp đồng trị giá 442 tỉ rupee (tương đương 5,8 tỉ USD) để bắt đầu công trình xây dựng đập sau nhiều năm trì hoãn.


Huệ Trần
(theo The Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày