Phật giáo Nghệ An & những tâm tình sau 5 năm

GNO - Nhiều ý kiến của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử và cả những vị tham gia công tác quản lý liên quan đến Phật giáo tại Nghệ An đã phát biểu tại các phiên tọa đàm “Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An” - diễn ra tại TP.Vinh hôm qua, 7-5, do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức.

Tất cả đều tập trung vào tìm giải pháp cho hướng đi mới của Phật giáo nơi xứ Nghệ sau 5 năm thành lập và phát triển.

nghean1.JPG


Chư tôn đức điều phối tọa đàm - Ảnh: Bảo Thiên

Khiếm khuyết của hình hài non trẻ

Trong phát biểu tại phiên khai mạc tọa đàm, dù khẳng định Phật giáo Nghệ An có sự trưởng thành và đạt được nhiều kết quả to lớn khi xây dựng được tinh thần đoàn kết và hòa hợp của quần chúng Phật tử tại địa phương nhưng HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, với tư cách là vị đứng đầu Phật giáo xứ Nghệ và là trưởng ban tổ chức khẳng định hiện tại vẫn còn một bộ phận Tăng Ni, Phật tử có tư tưởng lệch lạc, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý Tăng Ni, tự viện; nhận thức và hiểu biết chưa sâu về giáo lý, pháp luật nhà nước; các thiết chế văn hóa và nghi lễ sinh hoạt chưa đồng bộ, thống nhất; không bảo tồn, kế thừa, phát huy các di sản văn hóa, nghi lễ Phật giáo theo xu thế hội nhập và phát triển.

Theo HT.Thích Thanh Nhiễu, đó là những khiếm khuyết của một hình hài Phật giáo mới ra đời được 5 năm và đang tiếp tục các bước đi chập chững để hòa nhập với Phật giáo cả nước trong tương lai.

“Cần phải xây dựng Phật giáo Nghệ An không chỉ phát triển vững bền trên các mặt trong 5 năm tới mà phải đưa ra cả tầm nhìn đến năm 2030 và bước chiến lược của năm 2050”, HT.Thích Thanh Nhiễu đề nghị.

Bổ sung ý kiến của HT.Thích Thanh Nhiễu, ĐĐ.Thích Quảng Văn, Tăng sĩ thuộc đơn vị Phật giáo huyện Quỳnh Lưu trong phiên thảo luận về “Bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa nghi lễ Phật giáo” cho rằng, vẫn còn nhiều điều phải lưu tâm trong sinh hoạt chung của Phật giáo, đặc biệt là nghi lễ, văn hóa.

Theo đó, ĐĐ.Thích Quảng Văn nghi ngại rằng hiện tại vẫn chưa định hình được các nét văn hóa đặc thù của Phật giáo Việt Nam trong xây dựng và hình thành các cơ sở thờ tự Phật giáo của tỉnh nhà. Nhiều kết cấu và biểu hiện của các ngôi chùa vẫn chưa ổn và khá bất cập. Ngoài ra, trong cách nghi lễ và sinh hoạt thường ngày xét dưới góc độ văn hóa, Phật giáo tỉnh nhà vẫn chưa toát lên đặc trưng riêng của Phật giáo Việt Nam.

nghean5.JPG


ĐĐ.Thích Minh Hải, Phó VP BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An phát biểu - Ảnh: Bảo Thiên

nghean6.JPG
Ông Bùi Thanh Hà phát biểu - Ảnh: Bảo Thiên

Trong phần phát biểu của mình, ông Bùi Thanh Hà, Phó ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng, do chỉ mới 5 năm hình thành và phát triển nên Ban Trị sự GHPGVN dù có những cố gắng nhưng chưa thể tạo nên những đột biến to lớn cho sự phát triển cũng như chưa thống nhất trong các yếu tố cấu thành cho sinh hoạt Phật sự của Giáo hội.

Và theo vị đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, sự khác biệt và thiếu thống nhất về nghi lễ, văn hóa, hành đạo là điều dễ hiểu, chấp nhận được cho đến hiện tại vì Phật giáo có nhiều hệ phái và truyền thừa. Tuy nhiên, ông Bùi Thanh Hà đề nghị cũng cần tạo nên một sự đồng nhất để Phật tử dễ nhận dạng và hài hòa khi đến chùa tu học.

Phải làm ngay

Đó là lời khẳng định của TT.Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An khi đúc kết các phiên tọa đàm sau khi ghi nhận ý kiến của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử.

Theo Thượng tọa, trong chiến lược phát triển chung, Phật giáo tỉnh cần phải mạnh dạn xây dựng các quy chuẩn về quy y, xuất gia, thọ giới, bổ nhiệm trụ trì và tổ chức các khóa an cư. Ngoài ra cần phối hợp với các cấp chính quyền hình thành nên quy trình để xây mới hoặc phục hồi các cơ sở tự viện đã bị phá hủy. Song song đó, Ban Trị sự cũng phải xây dựng các quy chế về thi đua, khen thưởng và tuyên truyền sâu rộng đối với các hiện tượng “giả sư” xuất hiện trên địa bàn tỉnh.

nghean3.JPG
TT.Thích Thọ Lạc phát biểu đúc kết - Ảnh: Bảo Thiên

nghean4.jpg
HT.Thích Chơn không phát biểu về việc Phật hóa gia đình - Ảnh: Bảo Thiên

Ở một khía cạnh khác, HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban HDPT T.Ư cho rằng, vì là vùng đất mà Phật giáo mới trở lại thời gian gần đây nên chư Tăng Ni tỉnh Nghệ An cũng cần tập trung trong việc phát triển tín đồ. Qua đó, nếu áp dụng triệt để chủ trương Phật hóa gia đình với 5 tiêu chí cụ thể do Ban HDPT đề xuất, chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu đáng kể trong thời gian đến.

Để làm được điều này, HT.Thích Chơn Không đề nghị việc thực hiện chương trình Phật hóa gia đình cần phải có kế hoạch, tuyên truyền vận động thường xuyên, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện là người đóng vai trò chính, trực tiếp thực hiện thông qua các động thái: lập sổ bộ quy y, thống kê chính xác số lượng tín đồ trong đơn vị mình quản lý, tổ chức thành từng chúng, từng khu theo địa bàn Phật tử cư trú, để động viên, giúp đỡ nhau tu học; tìm những gia đình có tín ngưỡng Phật giáo nhưng ít khi đến chùa để mời gọi họ phát tâm quy y Tam bảo.

“Cần phân loại đối tượng gia đình để vận động thực hiện chương trình Phật hóa gia đình, tổ chức đăng ký thi đua từng quý, từng năm. Lấy ngày Phật Thành đạo - mùng 8 tháng Chạp hàng năm hoặc dịp lễ khai giảng đạo tràng đầu năm mới để tổng kết thi đua, khen thưởng, cấp bằng chứng nhận Phật hóa gia đình cho các gia đình đạt tiêu chí 1, tiêu chí 2. Các tiêu chí còn lại sẽ do tự viện khen thưởng hoặc đề xuất lên Giáo hội cấp trên khen thưởng theo thành tích của từng sự việc”, HT.Thích Chơn Không bổ sung.

nghean2.JPG


Đại biểu dự tọa đàm - Ảnh: Bảo Thiên

Trong khi đó, TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tập trung vào phương diện văn hóa khi đưa ra ý kiến về bảo tồn, tôn tạo, phục hưng các thiết chế văn hóa cổ kim hài hòa với bản sắc dân tộc và quê hương, giữ gìn và phát huy nét riêng của Phật giáo Việt Nam; thống nhất các nghi lễ trong Phật giáo, đảm bảo gọn gàng, trang nghiêm và thành kính, phù hợp với thời kỳ đổi mới và xu thế phát triển.

>> Xem tin: Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An ||

Bảo Thiên

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Không giữ giới có năm điều suy hao

GNO - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Thờ vong ở trong chùa

Thờ vong ở trong chùa

GNO - Cha tôi vừa qua đời cách nay hơn 5 tháng. Khi cha mất, có người xem giờ cho biết cha tôi đi vào giờ xấu, nên phải gửi vong lên chùa. Sau khi chôn cất xong tôi đã gửi vong cha lên chùa. Tôi có nghe một số người nói trong 49 ngày cha tôi cũng không nhận được lộc. Hiện tôi rất đau khổ và hoang mang...
Ảnh Minh Họa .nguồn Làng Cười

Ngày lành tháng tốt

GNO - Hiện lòng tôi rất hoang mang, lo lắng và không biết giải quyết làm sao? Xin quý Báo cho biết về ngày tốt, xấu có thực không? Nếu không tại sao trong chùa các thầy lại coi ngày? Lòng hơi lo sợ vì nếu không nghe lời thầy thì sau này biết đâu gặp nhiều điều không vui hay trắc trở do cưới không đúng ngày tháng tốt.

Thông tin hàng ngày