Phật giáo người Hoa hội tết Nguyên Tiêu

Đi  cà kheo là một trong những hoạt động biểu diễn nghệ thuật ngày Hội Nguyên tiêu
Đi cà kheo là một trong những hoạt động biểu diễn nghệ thuật ngày Hội Nguyên tiêu
Trong các ngày lễ, Tết quan  trọng của đồng bào người Hoa như: Tết Nguyên  đán, Tết Nguyên tiêu (15-1 ÂL), Tết Trung nguyên (15-7 ÂL) và Hạ nguyên (15-10 ÂL)… Trong đó, rằm tháng Giêng được đánh dấu là “Tiết” đầu tiên trong năm, tức Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng nguyên; là dịp để mọi người cầu mong “mưa thuận gió hòa”, “quốc thái dân an”, cùng nhau thực hiện được những ước mơ và có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Hội Nguyên tiêu rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền của Việt Nam . Hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh hoặc những nơi có đông đồng bào người Hoa sinh sống thường tổ chức mừng Tết Nguyên tiêu rất hoành tráng. Các hình thức lễ trong cúng tế thường được diễn ra tại các hội quán, chùa chiền của đồng bào người Hoa. Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, vào những ngày diễn ra lễ hội Tết Nguyên tiêu  rất sôi nổi. Đối với người Hoa theo đạo Phật thì ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và cũng là nơi tổ chức hội. Trong những ngày diễn ra Hội Nguyên tiêu, các ngôi chùa Hoa tông như: Vạn Phật (Q.5), Nam Phổ Đà (Q.6), Từ Ân (Q.11)… thường tổ chức lễ cúng đàn Dược Sư, cầu an, thuyết pháp cho đồng bào Phật tử. Đặc biệt, lễ “Thầu Đăng” rất được bà con chú trọng. Nó vừa phản ánh khía cạnh tín ngưỡng của đồng bào người Hoa với những ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc, vừa là một hoạt động xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc đóng góp cho các hoạt động phúc lợi xã hội. Mỗi một hoa đăng mang những tên gọi khác nhau như: Phước Đăng, Lộc Đăng, Thọ Đăng. Tại các hội quán của người Hoa thì thường tổ chức bằng nhiều hình thức văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc người Hoa như: hát tuồng, tế thánh (tức cúng Thần Hoàng), múa Lân Sư Rồng, hóa trang các nhân vật thần thoại, ca múa nhạc dân gian, cưỡi ngựa tre, du thuyền trên cạn, đi cà kheo, trò chơi đốt đèn hoa, câu cá, gieo tú cầu, vẽ tranh thủy mặc, diễu hành nghệ thuật…

Từ nhiều năm nay, Tết Nguyên tiêu đã trở thành ngày Hội văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nói chung và dân tộc người Hoa nói riêng. Đối với người Hoa tại TP.Hồ Chí Minh thì Tết Nguyên tiêu là một hoạt động văn hóa truyền thống dân gian và đã trở thành ngày hội của người Hoa được quận 5 - nơi tập trung người Hoa đông nhất tại TP.HCM - tổ chức liên tục trong nhiều năm qua (từ năm 1986 đến nay), nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đồng thời phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người Hoa, người Kinh ở quận 5 nói riêng và thành phố nói chung. Đặc biệt, Hội Nguyên tiêu năm nay (diễn ra từ 12-1 ÂL đến rằm tháng Giêng) đã được Sở VH-TT  và DL đưa vào một trong những lễ hội chính thức của thành phố trong dịp Tết Kỷ Sửu. TT.Thích Tôn Thật, Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng hệ phái Phật giáo người Hoa cho biết: “Phật giáo và văn hóa tín ngưỡng của người Hoa tại Việt Nam rất phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa của người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hội Nguyên tiêu là dịp để Phật giáo người Hoa gắn liền với bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Hoa. Trong những ngày này, các ngôi chùa của người Hoa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Đối với người Hoa tại TP.HCM cũng như Phật giáo người Hoa thì lễ hội Tết Nguyên tiêu diễn ra hàng năm với mong muốn duy nhất là nhằm bảo tồn và phát triển những vốn quý của dân tộc, góp phần vào việc gìn giữ kho tàng văn hóa chung của đất nước; nó vừa mang hơi thở của sự đoàn kết dân tộc, vừa là hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người Hoa tại Việt Nam”…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cung rước tôn tượng kim thân Đức Phật sơ sinh

Ấn Độ: Lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Đại học Subharti

GNO - Ngày 10-5, trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh, Lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 đã trang nghiêm được tổ chức dưới cây bồ-đề trước khoa Phật học - Đại học Subharti (TP.Meerut, Ấn Độ), với sự tham dự của chư Tăng Ni, học giả, sinh viên, quan khách trong và ngoài nước.
Quang cảnh Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự - Ảnh: Quảng Đạo/BGN

Trang nghiêm Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự

GNO - Đúng 6 giờ sáng nay, rằm tháng Tư năm Ất Tỵ (12-5), hòa trong không khí hân hoan kính mừng Đại lễ Phật đản, hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 do Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức, diễn ra trang nghiêm tại lễ đài chính của Phật giáo TP.HCM - Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày