Phật giáo quận 3: Đoàn kết hòa hợp vì Phật sự chung

Khai trương văn phòng Ban Trị sự GHPGVN quận 3 - Ảnh: Đăng Huy
Khai trương văn phòng Ban Trị sự GHPGVN quận 3 - Ảnh: Đăng Huy
0:00 / 0:00
0:00
GN - “Trong nhiệm kỳ vừa qua, hoạt động Phật sự trên nhiều mặt của các ban chuyên ngành đều có những kết quả rất khả quan”, đó là nhận định của Hòa thượng Thích Minh Hiền, Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận 3 về thành tựu của nhiệm kỳ 2016-2021.

KĐể có được kết quả như vậy, cũng theo Hòa thượng Thích Minh Hiền, là nhờ “Tinh thần đoàn kết nội bộ của Tăng Ni các tự viện trong địa bàn quận 3, cụ thể qua việc tham gia các hoạt động trên tinh thần tất cả vì Phật sự chung, góp phần xây dựng Phật giáo quận ổn định và phát triển”.

90% các tự viện quận 3 đều có giấy chứng nhận đất tôn giáo

Đại đức Thích Thiện Châu, Phó ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN quận 3 cho biết, một trong những thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ 2016-2021 chính là việc ra mắt văn phòng làm việc độc lập của Ban Trị sự tại địa chỉ số 12/3C đường Kỳ Đồng (phường 9, quận 3, TP.HCM). “Văn phòng làm việc tách biệt cơ sở thờ tự, được trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng yêu cầu của văn phòng hành chính điện tử, đúng như chỉ đạo của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM”, Đại đức Chánh Thư ký nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn quận có 39/44 tự viện đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôn giáo do Sở Tài nguyên-Môi trường TP.HCM cấp, là một trong những quận có tiến độ hoàn thành thủ tục đất tôn giáo khá tốt, được Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM đánh giá cao. Đối với những vấn đề liên quan đến thủ tục đất tôn giáo, Ban Trị sự quận sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương trực tiếp hỗ trợ pháp nhân pháp lý, thủ tục cần thiết cho các chùa trên cơ sở Luật Đất đai và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

“Đó là thành quả rất lớn nhằm xác định rõ giáo sản của Giáo hội để các tự viện ổn định trong các hoạt động Phật sự về lâu dài. Thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của Phật giáo quận tới các tự viện trên địa bàn. Đại đức Thích Thiện Châu nói với Giác Ngộ.

Ảnh tác giả

“Nhân sự dự kiến nhiệm kỳ này đều trẻ, thấp nhất 28 tuổi và cao nhất 58 tuổi, được bố trí đúng người đúng việc, có năng lực, nhiệt huyết với các hoạt động Phật sự. Các vị này đều đạt tiêu chí nhân sự theo hướng dẫn của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, có trình độ Phật học và thế học, đầy đủ đạo hạnh, uy tín.

Tôi rất tin tưởng nhân sự dự kiến nhiệm kỳ mới này khi các vị là những cá nhân giỏi về nhiều mặt. Tôi tin các vị có thể nổi bật hơn những người đi trước, thành công hơn, thúc đẩy các hoạt động Phật sự ngày càng phát triển”.

Hòa thượng Thích Minh Hiền, Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận 3 nhiệm kỳ 2016-2021

Các ban chuyên ngành hoạt động đồng đều và hiệu quả

Sau đại hội nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Trị sự GHPGVN quận 3 đã cơ cấu và thành lập 12 ban chuyên ngành trực thuộc, hoạt động theo phân cấp hành chính thứ ba của hệ thống tổ chức Giáo hội. Quận 3 hiện có 44 tự viện, trong đó 42 tự viện đã có quyết định bổ nhiệm trụ trì, với tổng số 622 Tăng Ni.

Ban Trị sự vẫn liên tục duy trì các điểm an cư, theo truyền thống hàng năm đều có 4 trường hạ tập trung và 13 điểm an cư tại chỗ, với khoảng 400 hành giả an cư. Ngoài ra, quận 3 còn có một điểm an cư của chư Tăng Phật giáo Khmer tại chùa Chantarangsay hàng năm có 30 vị.

Lớp Sơ cấp Phật học quận liên tục đào tạo trong gần 30 năm qua với hơn 1.000 học viên đã tốt nghiệp. Riêng trong nhiệm kỳ 2016-2021, có 2 khóa (XII, XIII) với hơn 100 Tăng Ni tốt nghiệp, khóa XIV có 50 Tăng Ni sinh đăng ký theo học. Phật giáo quận cũng mở 1 lớp sơ cấp Pali tại chùa Chantarangsay cho hàng trăm vị sư Khmer.

Có 16 lớp giáo lý, các đạo tràng tu học cho Phật tử, tăng thêm 5 giảng đường so với nhiệm kỳ trước; các lớp giáo lý, lớp thiền học tại các chùa Xá Lợi, Hưng Phước, Vĩnh Nghiêm, Phật Bửu, Minh Đạo, Phật Đà, Phước Hòa, Kỳ Viên, Kim Cương, Vĩnh Xương với số lượng học viên từ 50 đến 400 vị tham gia thường xuyên tại mỗi điểm.

Hàng năm, Ban Trị đều tổ chức Đại lễ Phật đản theo truyền thống tại Công viên Tượng đài Bồ-tát Thích Quảng Đức, nhận được sự ủng hộ, phản hồi tích cực từ Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, Ban Trị sự, các tự viện toàn quận cũng tích cực đóng góp vào phong trào an sinh xã hội quận nhà và trên cả nước với gần 137 tỷ đồng. Đặc biệt trong đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19, chùa Vĩnh Nghiêm, Minh Đạo mở “Siêu thị 0 đồng”; chùa Vĩnh Xương lập “ATM gạo” tặng bà con khó khăn vì giãn cách; ngoài ra còn có các hoạt động ủng hộ quỹ Vì Trường Sa thân yêu, Vì tuyến đầu Tổ quốc; quỹ Vì người nghèo, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, hỗ trợ mổ mắt, cứu trợ thiên tai tại miền Trung, miền Tây…

Đại đức Thích Thiện Châu hướng dẫn chư tôn giáo phẩm thăm văn phòng Ban Trị sự quận đặt tại chùa Minh Đạo - Ảnh: Đăng Huy

Đại đức Thích Thiện Châu hướng dẫn chư tôn giáo phẩm thăm văn phòng Ban Trị sự quận đặt tại chùa Minh Đạo - Ảnh: Đăng Huy

Kế thừa truyền thống, hội nhập xu thế công nghệ mới

Về dự thảo định hướng phát triển hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2021-2026, Đại đức Thích Thiện Châu cho biết: “Phật giáo quận ngoài kế thừa nề nếp tu học từ nhiều nhiệm kỳ trước, sẽ tập trung phát triển về hành chính điện tử. Có thể nói, trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển với những thay đổi nhanh chóng, Tăng Ni, Phật tử nếu không nắm bắt sẽ rất khó tiếp cận với công nghệ trong việc hoằng pháp và triển khai các hoạt động Phật sự; vì thế, Ban Trị sự có kế hoạch tổ chức Văn phòng hành chính điện tử theo chỉ đạo chung của Giáo hội TP.HCM”.

Dự kiến sau khi hoàn tất Đại hội đại biểu Phật giáo quận, GHPGVN quận 3 sẽ tiến hành tổ chức khóa bồi dưỡng hành chính điện tử cho Tăng Ni trẻ trong quận, để hiểu rõ về hành chính điện tử, từng bước hoàn thiện và đồng bộ Cổng hành chính điện tử trong hệ thống tổ chức GHPGVN hiện nay. Ngoài ra, trong phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phật giáo quận 3 sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết hòa hợp nội bộ, góp phần xây dựng Giáo hội, hoạt động hữu hiệu trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

"Lịch sử những ngôi chùa Phật giáo quận 3"

Là công trình tâm huyết chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo quận nhiệm kỳ 2021-2026, Lịch sử những ngôi chùa Phật giáo quận 3 được chư tôn đức Phật giáo quận lên kế hoạch, tổ chức nhóm thực hiện gồm những chuyên gia, nhà nghiên cứu, chư tôn đức giáo phẩm Tăng Ni.

Công trình văn hóa chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo quận 3 lần thứ X

Công trình văn hóa chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo quận 3 lần thứ X

Đại đức Thích Thiện Châu cho biết: “Phật giáo quận có những bậc cao tăng thạc đức, chư tôn đức uy tín lãnh đạo phong trào Phật giáo trước năm 1975 và hiện nay, Ban Trị sự quận phải dốc hết toàn tâm để xuất bản được cuốn sách này, ghi nhận công đức to lớn của các bậc tiền bối đi trước.

Đồng thời, đây sẽ là một quyển cẩm nang lịch sử hoạt động Phật giáo quận 3 qua nhiều năm, món quà tri ân gửi đến cho chư tôn đức, Phật tử xa gần yêu mến đạo Phật nói chung và Phật giáo quận 3 nói riêng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày