Phật giáo tham gia chăm sóc trẻ khuyết tật (*)

GNO - Phật giáo đã tham gia tích cực vào công tác chăm sóc trẻ khuyết tật tại Việt Nam.

Một đứa trẻ 6 ngày tuổi nhũn não bị bỏ rơi bên ngoài cổng một cơ sở nuôi trẻ mồ côi ở Hà Nội - đây chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp của trẻ khuyết tật bị bỏ rơ ở Việt Nam.

Đất nước với 89 triệu dân này có tỷ lệ trẻ khuyết tật cao nhất thế giới - hậu quả của nhiều thập kỷ chiến tranh và cả chất độc màu da cam - tuy vậy các chuyên gia cho rằng nơi đây không trang bị đầy đủ thiết bị chăm sóc.

Bode.jpg

Tình nguyện viên Thanh Huệ giúp một trẻ khuyết tật đang được nuôi tại chùa Bồ Đề mang chân giả - Ảnh: AFP

Tại nhà trẻ mồ côi chùa Bồ Đề, nơi mà đứa trẻ bị bỏ rơi vào tuần trước, hàng chục trẻ khuyết tật - từ sơ sinh bị chứng bệnh Down cho đến những em bé mù chỉ 2 tháng tuổi - được chăm sóc bởi một nhóm gồm 34 tình nguyện viên.

“Bố mẹ bỏ các em trước cổng chùa hoặc tại bệnh viên. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, gia đình mang các em đến đây khi họ không thể chăm lo cho các em được nữa,” tình nguyện viên Nguyễn Thị Thanh Huệ cho biết.

Hà Nội công bố 3 triệu người Việt Nam bị nhiệm chất độc màu da cam, và có 1 triệu người bị ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe, bao gồm ít nhất 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh từ lúc sinh ra.  

Trẻ em khuyết tật là một trong những đối tượng chịu thiệt thòi nhất trên thế giới, phải đối mặt với những phân biệt đối xử nặng nề, theo một báo cáo được Liên hiệp quốc công bố vào thứ Năm (30-5) vừa qua tại TP. Đà Nẵng, Việt Nam - “điểm nóng” của chất độc da cam, nơi mà tỷ lệ ung thư và dị tật bẩm sinh cao hơn trung bình quốc gia.

Theo giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) Anthony Lake, Việt Nam có khoảng 20.000 trẻ em trong các cơ sở chăm sóc và hơn một nữa là khuyết tật.

“Trẻ em trong các cơ sở thường không nhận các hỗ trợ kinh tế và tôi không muốn liên tiếng một cách quá đa cảm nhưng với tình thương và sự ám ảnh rằng cần phát triển quảng đời còn lại của các em,” ông đã nói với AFP.

Ngay cả ở ngoài cơ sở chăm sóc, cuộc sống hàng ngày của trẻ khuyết tật Việt Nam cũng gặp nhiều trở ngại.

Gia đình của Linh Chi cho biết ông nội của em bị nhiễm chất độc màu da cam trong chuyến tranh. Em sinh ra không có tay chân và thường bị kỳ thị, đôi khi bị bắt nạt khi ở thường.

“Tôi chỉ mong rằng cộng đồng chấp nhận cháu. Nó làm cho cháu được tôn trọng. Hiện thì cháu cảm thấy khác biệt với mọi người lắm,” mẹ em, bà Trịnh Ngọc Thùy, đã tâm sự với AFP qua điện thoại từ tỉnh Yên Bái, nơi em đang sống.

“Tôi thật sự cảm thấy khó khăn khi phải trả lời các câu hỏi của cháu như: Tại sao con lại như thế ? Tại sao con không có tay chân ? Khi nào thì tay con dài hơn ?” bà nói.

Gia đình bà vừa nhận khoảng hỗ trợ nhỏ từ chính quyền Việt Nam và cho rằng sống với thu nhập chung 4 triệu đồng (khoảng 190U SD) một tháng là điều khá khó khăn. Bà và chồng đều lao động.

Ông Lake cho biết, chăm sóc trẻ khuyết tật là “một gánh nặng không tưởng” trong nhiều gia đình.

Báo cáo Liên hiệp quốc đưa ra giải pháp để thay đổi tình trạng người khuyết tật và hỗ trợ gia đình để giúp đối với các em sống với gia đình hơn là trẻ trong các cơ sở.

“Không có nhóm trẻ nào bị bỏ lại sau lưng nhiều như trẻ khuyết tật”, ông Lake khẳng định.

UNICEF đang tiến hành chương trình thí điểm chăm sóc ban ngày cho trẻ em khuyết tật tại Đà Nẵng, mà nếu thành công có thể được nhân rộng.

Nhà nước cũng đưa ra cam kết hành động để giúp đối tượng khuyết tật khi nhóm này lên đến 6.7 triệu người

Ông Lake cho biết thêm, Việt Nam đã từng ký nhưng không phê chuẩn công ước Liên Hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật, cũng đang xem xét thí điểm trợ cấp tiền mặt để giúp các gia đình có trẻ em khuyết tật vào năm tới..

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày