Phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam

(GNO-Đà Nẵng): Vào ngày 3, 4 - 11, Hội thảo cấp cao với sự tham gia của 250 quan chức Chính phủ, giảng viên các trường đại học và các cán bộ công tác xã hội sẽ được tổ chức nhằm thảo luận về tầm quan trọng của việc phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam.
DN (3).JPG
DN (4).JPG

Phiên họp của Hội thảo tại hội trường chính

Chính phủ Việt Nam, do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) chủ trì, phối hợp với Liên Hợp quốc và nhiều tổ chức phi chính phủ khác, các tổ chức xã hội dân sự và các trường đại học trong và ngoài nước cùng thảo luận để làm thế nào cải thiện công tác giáo dục công tác xã hội ở các cấp khác nhau; lồng ghép đội ngũ công tác xã hội vào cơ cấu của Chính phủ và tăng cường dịch vụ công tác xã hội ở Việt Nam. ĐĐ. Thích Thanh Huân - Nhân viên Văn phòng 1 TƯGH, ĐĐ. Thích An Đạt - Thư ký Ban Thực hiện Dự án Sáng kiến Lãnh đạo Phật giáo TP.HCM, đại diện những người làm công tác xã hội Phật giáo Việt Nam tham gia Hội thảo.

DN (1).JPG
DN (6).JPG

ĐĐ. Thích Thanh Huân và ĐĐ. Thích An Đạt tại Hội thảo

Trong nhiều năm qua, xã hội Việt Nam đã hỗ trợ những công dân và trẻ em của mình đối mặt với nhiều biến cố tiêu cực trong cuộc sống. Các tổ chức quần chúng và các cộng tác viên đã nỗ lực cống hiến cho  việc chăm sóc những đối tượng không tự chăm sóc được bản thân mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan khi đánh giá tầm ảnh hưởng về mặt xã hội của quá trình hiện đại hóa vì kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy nếu không có đội ngũ cán bộ xã hội chuyên nghiệp thì không thể đảm bảo sự hỗ trợ bền vững. Cải cách kinh tế, công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đã dẫn tới tình trạng di cư, ly hôn, bất bình đẳng về kinh tế và xã hội, sức ép lên cộng đồng, gia đình và cá nhân ngày càng lớn. Hậu quả của những tệ nạn xã hội như lạm dụng ma túy là sự gia tăng của các vấn đề như bóc lột tình dục vì mục đích thương mại, buôn bán người và bạo hành.

DN (2).JPG

Đại biểu dự Hội thảo

Công tác xã hội chuyên nghiệp sẽ giúp xác định những cá nhân đang cần sự hỗ trợ và bảo trợ đặc biệt, hỗ trợ họ và chuyển tuyến họ tới những dịch vụ xã hội phù hợp. Công tác xã hội chuyên nghiệp cũng giúp bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương và trẻ em em khỏi bóc lột, bạo lực, lạm dụng và sao nhãng, cũng như hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập. Ở cấp cộng đồng, cán bộ xã hội sẽ hình thành một cơ chế điều phối quan trọng giữa bệnh viện, các nhóm hỗ trợ, trường học, công an và cộng đồng trong quá trình đáp ứng và giải quyết nhu cầu của nhiều nhóm người khác nhau. Cán bộ xã hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển cộng đồng, nghiên cứu xã hội và xây dựng chính sách xã hội.

“Việt Nam đã đạt được một bước tiến quan trọng trong việc công nhận công tác xã hội là một bộ môn đào tạo tại bậc đại học, thành quả gặt hái đầu tiên là khóa cử nhân công tác xã hội đầu tiên sẽ ra trường năm nay. Tôi xin chúc mừng Chính Phủ Việt Nam với thành công này. Bây giờ là lúc chúng ta cần đi tiếp những bước đi tiếp theo, ví dụ như xây dựng mã nghề cụ thể và các vị trí cán bộ công tác xã hội trong một số cơ quan và tổ chức, cũng như xây dựng hệ thống dịch vụ công tác xã hội”, lời phát biểu của Ông Jesper Morch, Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam tại hội thảo.

Công tác xã hội có liên quan tới nhiều vấn đề bảo vệ trẻ em như xây dựng hệ thống chăm sóc thay thế, đấu tranh với tội phạm buôn bán trẻ em, hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Cán bộ xã hội cần phải có những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng một cách hiệu quả và hợp lý nhu cầu của những nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em và các gia đình. Một hệ thống công tác xã hội toàn diện cần nhân sự có trình độ đại học và sau đại học cũng như lực lượng cán bộ bán chuyên trách, đặc biệt là ngắn hạn và trung hạn. Để phát triển công tác xã hội ở Việt Nam, cần phải công nhận vai trò của các tổ chức quần chúng và cộng tác viên và xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp cho “công tác xã hội” bán chuyên trách.

DN (5).JPG

Đại diện các tổ chức quốc tế ký bảng ghi nhớ chung

Hội nghị và Hội thảo chuyên đề nhằm mục đích nâng cao nhận thức và cam kết của các nhà hoạch định và thực thi chính sách trong việc hỗ trợ việc chuyên nghiệp hóa công tác xã hội ở Việt Nam, bao gồm mã nghề và vị trí công tác trong cơ cấu các cơ quan Chính phủ, tiêu chuẩn nghề công tác xã hội thực hành, cải thiện giáo dục bậc đại học, sau đại học và dạy nghề.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định: Sự phát triển của công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam . Với sự phát triển của công tác xã hội, Việt Nam có thể giải quyết hiệu quả vấn đề nghèo đói, các vấn đề xã hội, công bằng và bất bình đẳng xã hội và những vấn đề ngày càng phức tạp khác mà Việt Nam đang phải đối mặt. Nhu cầu cấp thiết đang được đặt ra để công tác xã hội được công nhận là một nghề; trong các cơ quan tổ chức cần có những vị trí công tác xã hội chuyên trách và có mã số công việc cụ thể, cũng như hệ thống các dịch vụ công tác xã hội.”

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày