Phố ông đồ & nét văn hóa xưa giữa Sài Gòn

GNO - Tết là dịp các ông đồ mọi miền đất nước hội tụ về, các trung tâm văn hóa lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh để cho chữ, cũng như trưng bày các sản phẩm nghệ thuật về thư pháp trên các chất liệu giấy, vải và gỗ. 

ANHHAu (9).JPG

Ông đồ thả hồn vào những nét chữ

Năm nay tại phố ông đồ trước Cung Văn hóa Lao Động, nhà văn hóa Thanh Niên (Q.1, TP.HCM) có hơn 60 gian hàng, quy tụ hơn 100 ông, bà đồ mọi miền đất nước về cho chữ. Cho chữ là nét đẹp văn hóa truyền thống và tinh thần hiếu học, trọng chữ nghĩa của người Việt Nam. 

Được biết, phố ông đồ khai mạc từ ngày 15-1 và sẽ kết thúc vào ngày 27-1, đây là một trong chuỗi văn hóa được lãnh đạo thành phố tổ chức vào dịp vui xuân đón Tết.

Ý tưởng phố ông đồ, là để người dân trên địa bàn được ngắm và thưỡng lãm những tác phẩm đẹp. Bên cạnh đó, giá trị nhân văn và giáo dục được phát huy, nhằm bảo tồn văn hóa Việt, đặc biệt là chữ viết.

ANHHAu (20).JPG

Ảnh nghệ thuật trưng bày tại triển lãm

ANHHAu (2).JPG

Các ông đồ trẻ góp chữ cho mùa xuân

ANHHAu (7).JPG
Chữ được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau

ANHHAu (12).JPG
Vẽ chân dung

ANHHAu (4).JPG
Chữ được khắc trên dưa hấu để chưng trong dịp Tết

ANHHAu (1).JPG
Một góc công viên với hoa sen

ANHHAu (16).JPG
Hoa sen được trang trí trước cổng chợ Bến Thành đã lên đèn

Quảng Hậu thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày