Quảng Bình: Người dân đang rất cần áo phao cứu hộ

GNO - Thông tin từ ĐĐ.Thích Phước Đăng tại tỉnh Quảng Bình cho Báo Giác Ngộ biết, cho đến 16g40 chiều nay, tại tỉnh Quảng Bình tiếp tục mưa không ngớt. Toàn tỉnh bị nước lũ bủa vây, nhiều chùa bị ngập nặng, mất điện; nhiều nơi bị lũ cô lập.

Nước lũ vẫn đang tiếp tục lên.

QB (7).jpeg

Lũ vào sân chùa Đại Giác, trụ sở của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình gần cả mét - Ảnh: Phước Đăng

Ghi nhận tại tỉnh Quảng Bình chiều qua 18-10, nước lũ dâng nhanh khiến rốn lũ Tân Ninh thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ngập nặng. Mực nước lần này vượt đỉnh lũ lịch sử 2010.

Hàng nghìn ngôi nhà ở Quảng Bình ngập lên tận nóc.

Nhiều nơi, đặc biệt như toàn xã Tân Ninh ngập sâu trong nước, nhiều nhà dân bị ngập đến 2m hoặc hơn. Chính quyền phải tổ chức cứu ứng người dân những vùng nguy hiểm.

Theo thống kê sơ bộ có hơn 34.000 nhà dân bị ngập, trong đó hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy bị nặng nhất khi 100% số xã đều bị ngập.

Cơ quan chức năng đã sơ tán hàng trăm hộ ra khỏi vùng nguy hiểm. Hàng nghìn hộ dân khác đã được rà soát và lên phương án tiếp tục sơ tán nếu thời tiết vẫn diễn biến phức tạp.

ĐĐ.Thích Phước Đăng cho biết trong tình hình nguy hiểm này, nước lũ lên cao và lên nhanh bất ngờ, người dân rất cần áo phao để có giữ được sự an toàn tánh mạng.

QB (8).jpeg
QB (6).jpeg
QB (2).jpeg
QB (5).jpeg
QB (1).jpeg

Ảnh: Phước Đăng

Hương Trà

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày