Với cái nhìn này, ta có thể thấy một mặt rất gần với những gì mà người ta gọi là Thuyết Big Bang hiện nay. Mặt khác, trong những chi tiết phác họa về đời sống đó, PG phản ánh một sự nhận thức rất sâu sắc, đồng thời PG đã biết trước những khái niệm như Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học. Tất cả những điều này đều được các nhà khoa học và triết gia của thế giới quan tâm.
Với giáo lý từ bi-trí tuệ, đạo Phật chan rải tình thương đến muôn loài - Ảnh minh họa
Chính vì lý do này, PG có cái nhìn về đời sống trong vũ trụ này như một tổng thể có quyền sinh tồn và không gì có thể ngăn trở được, không có sự đe dọa từ bên ngoài phục vụ cho bất kỳ cá nhân hay tập thể nào, dù cho nó được chỉ đạo từ một con người hay một quyền lực thiêng liêng bất kỳ. Sự tồn tại kéo dài thật hài hòa của vũ trụ bấy lâu không cho phép có sự đối xử vụng về và thô bạo với Mẹ Thiên Nhiên. Cuốn sách có tựa đề The Manual of Good Living (Cách Sống Tốt) hoặc Kinh Pháp Cú diễn tả điều này như sau:
Tất cả chúng sinh sợ bị đánh bằng gậy
Tất cả chúng sinh sợ bị giết chết
Đặt mình vào vị trí người,
Hãy không để ai giết,
hoặc làm chúng sinh khác bị giết
Kinh Pháp Cú, kệ 129
Phật giáo cũng hướng dẫn tích cực và xác định rõ thái độ của loài người nên biểu lộ lòng từ bi đối với mọi chúng sinh khác tồn tại trong vũ trụ, dù gần hay xa, được nhìn thấy hay không được nhìn thấy, lớn hay nhỏ, hung dữ hay nhút nhát. Thậm chí những chúng sinh đang sắp ra đời, như bào thai hay noãn thai (từ trứng sinh ra) đều được bao quanh bởi lòng từ bi của vũ trụ, còn gọi là metta (tâm từ) trong Phật giáo.
PG chỉ rõ thái độ này, và tuyên bố: “Cầu cho tất cả chúng sinh đều được hỷ lạc”.
Đây là hai điều cơ bản chúng ta phải ghi nhớ. Chúng ta phải nhận thức chính xác về mối liên hệ đó, trong đó vũ trụ luôn đứng về phía loài người cũng như ủng hộ những thái độ lành mạnh tích cực. Và loài người nên đối xử với tất cả chúng sinh bên cạnh mình bằng lòng từ bi. Phật giáo nhấn mạnh mối quan hệ này. Chữ metta có nghĩa là “thân thiện một cách kính trọng”, hoặc “không có thái độ thù địch” đối với tất cả chúng sinh. Nếu có thái độ thù nghịch, một chúng sinh không thể nào mong muốn đem lại hạnh phúc cho chúng sinh khác.
Trong lời nhận xét để giới thiệu cuốn The Rebirth of Nature (Sự Sống lại của Thiên nhiên) của Rupert Sheldrake, nhà xuất bản Rider, London, chúng ta sẽ khám phá ra những nhận xét rất thú vị như sau về ánh sáng của Phật Pháp trong giai đoạn đầu:
“Rupert Sheldrake tiếp tục giới thiệu một trường hợp rất thuyết phục về sự hồi sinh của vạn vật hữu linh, và một nền tảng đạo đức mới, thừa nhận sự tham gia của loài người như một cá thể hay cộng đồng vào thế giới tự nhiên sinh động này. Tác giả cho thấy chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một sự tổng hợp mới, qua đó những hiểu biết truyền thống, kinh nghiệm cá nhân, và sự hiểu biết của khoa học có thể hỗ trợ lẫn nhau”.
Cũng trong tinh thần này, Thuyết Tương Tác nhấn mạnh cần phải thiết lập lại sự tôn trọng của con người đối với mọi sinh vật, và phải công nhận điều đó trong vũ trụ càn khôn này cùng với hệ sinh thái của nó.
Tỳ kheo Dhammavihari - Thủy Ngọc dịch (Theo UrbanDharma.org)
Vài nét về Giáo sư -Tỳ kheo Dhammavihari Hòa thượng Dhammavihari (ảnh) là người nổi tiếng trong số các học giả Phật giáo. Ngài còn được gọi là Giáo sư Jotiya Dhirasekaera, đã xuất gia vào ngày 18-5-1990 ở tuổi 69. Ngài đã dạy môn Phật giáo và tiếng Pali tại Đại học Colombo và Peradeniya từ năm 1946 đến 1969. Từ năm 1969 đến 1972, Ngài là giáo sư Nghiên cứu Phật giáo tại Trường Đại học Toronto ở Sau khi trở lại Sri Lanka năm 1972, Ngài giữ nhiều chức vụ quan trọng ở học viện, như: Tổng Biên tập của Tự điển Bách khoa Encyclopaedia Phật giáo, Giám đốc Viện Nghiên cứu Sau Đại học về tiếng Pali và Phật giáo. Ngài cũng giảng dạy tại Đại học Kelaniya và Sri Jayewardenepura. Ngài vốn là một nhà văn nổi tiếng, và là tác giả của một bộ sưu tập phong phú gồm rất nhiều bài tiểu luận về Phật giáo, tựa là A Correct Vision and A Life Sublime (Một Cái Nhìn Đúng Đắn và Một Cuộc Đời Cao Thượng). Kiệt tác của ngài là cuốn Buddhist Monastic Discipline (Luật Tu sĩ Phật giáo), do Bộ Xuất Bản Nghiên Cứu Cao Học xuất bản ở
Ngài thường nói chuyện trên radio và truyền hình, trong nước và nước ngoài. Hiện ngài là Giám đốc sáng lập đầu tiên của Trung Tâm Thông Tin và Nghiên Cứu Phật |