Rằm tháng Giêng: lắng lòng nhìn lại

Không còn chỗ gửi xe, người phụ nữ ngày ngồi trên giải phân cách cầu vượt Ngã Tư Sở vừa làm lễ vừa trông xe.
Không còn chỗ gửi xe, người phụ nữ ngày ngồi trên giải phân cách cầu vượt Ngã Tư Sở vừa làm lễ vừa trông xe.
Giác Ngộ - Tháng Giêng là một trong những tháng thiêng liêng của người Việt, dành để tham dự các lễ hội cầu phước lành, cầu sự an ổn, hanh thông cho một năm mới, cầu cho chân cứng đá mềm, vững vàng trên đường đời…

Ngay từ tuần đầu của năm mới, tại nhiều nơi ở miền Bắc đã rộn ràng vào hội. Từ trẻ đến già nô nức đến các nơi thiêng liêng để cầu nguyện điều lành, may mắn. Theo thống kê ban đầu, người tham gia trẩy hội ở miền Bắc ngày càng đông hơn, tất nhiên đi theo đó, những cảnh tượng chưa đẹp cũng vẫn diễn ra nơi tôn nghiêm mà báo chí đã từng phản ánh phần nào.

Cảnh tượng khó chấp nhận nhất là hàng quán hai bên đường đến các nơi thiêng liêng ấy, như ở Hương Tích, Yên Tử… bất chấp dư luận, cứ mọc lên la liệt, lại bày bán những thú rừng xẻ thịt treo ngược, tạo cảm giác "sốc" cho những ai ban đầu đến đó trong tâm niệm hành hương cầu nguyện đầu năm.

Việc này, dĩ nhiên, chỉ nhà chùa, chỉ đơn vị Phật giáo cơ sở không thể cấm đoán, không đủ khả năng cũng như tư cách pháp lý để điều chỉnh, mà cần phải có sự tham dự của chính quyền địa phương.

Không phải ai đi hội cũng là Phật tử, ăn chay tịnh. Việc tùy nghi trong ăn uống là điều tự nhiên và tùy thuộc ý thức của mỗi người. Không ai cấm hàng quán bán những thức ăn mặn, nhưng việc hàng quán đem những con thú rừng/ nuôi bày nguyên con, róc từng mảng thịt còn màu máu như thế, quả là quá thách thức và bất chấp tất cả, trêu ngươi những ai có tâm thành.

Cư sĩ Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã từng phản ánh điều đó nhiều năm trước đây. Ông đã từng bức xúc nêu vấn đề này ra và đề nghị giải pháp là Ban Quản lý - Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương nên phối hợp đầu tư xây dựng từng dãy ki-ốt tươm tất, rồi cho những ai có nhu cầu buôn bán thuê mướn, các hoạt động mua bán chỉ được diễn ra trong phạm vi được quy định. Như thế, sẽ phần nào trả lại không gian, lối đi bị chiếm dụng và cả những cảnh tượng vô cùng tương phản với không gian văn hóa - tâm linh nơi nó diễn ra, chẳng hạn cảnh hàng quán thịt rừng tươi sống mà báo chí đã nêu.

Việc làm này đã được thực hiện rất nghiêm khắc trong các lễ hội ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu quyết tâm vì lợi ích chung, chắc chắn chúng ta sẽ làm được.

Những hình ảnh "sốc" này khi được khách hành hương phổ biến trên các trang mạng, lan rộng toàn cầu, sẽ tạo nhiều dư luận không tốt về hình ảnh một Việt Nam thân thiện với môi trường, hiểu lầm về Phật giáo và lễ hội Phật giáo dân gian.

Nếu miền Bắc người người nô nức trẩy hội thì ở miền Trung trầm lắng hơn trong hương trầm với các thời kinh Dược Sư, miền Nam rạo rực tham dự các cuộc "hành hương thập tự", lên chùa cầu an, dâng sao giải hạn đầu năm, cao điểm nhất là vào dịp rằm tháng Giêng - tiết Thượng ngươn, một trong 3 "rằm lớn" theo quan niệm dân gian.

Cuộc sống vô thường, không ai chắc chắn điều gì, nên cầu nguyện sự bình an, hanh thông và phước đức là điều hết sức chính đáng, cần có, góp phần làm ổn định đời sống tinh thần của con người, nhất là khi sự mưu sinh ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh sự cầu nguyện, chính những điều chỉnh trong suy nghĩ, lời nói và hành động hàng ngày của mỗi người theo chiều hướng "tránh xa các việc ác, siêng làm các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch" mới đem lại sự thay đổi thực sự về nghiệp của cá nhân và cộng đồng, đem lại sự an lành, hạnh phúc lâu dài, lợi mình lợi người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày