Sa-môn Thích tử

GN - Sa-môn là danh xưng của người xuất gia, cạo bỏ râu tóc, dứt trừ các điều ác, siêng làm các việc lành, tu tập thiền định để thú hướng Niết-bàn. Trước thời Đức Phật, các vị đạo sĩ sống đời xuất thế đã được gọi là Sa-môn (Bà-la-môn). Khi Đức Phật ra đời, các đệ tử xuất gia của Ngài cũng gọi là Sa-môn nhưng để phân biệt với ngoại đạo nên gọi thêm là Sa-môn Thích tử (Sa-môn con dòng họ Thích, Sa-môn đệ tử của Phật Thích Ca).

Như nước của trăm sông, khi về xuôi thì hòa nhập thành một là biển cả mênh mông rộng lớn. Nước của các sông kia cũng trở nên thuần một vị mặn mà. Cũng vậy, người trong thiên hạ tuy xuất thân từ những dòng tộc, hoàn cảnh, giai cấp khác nhau nhưng khi đã quy Phật xuất gia thì rũ bỏ hết mọi khác biệt, trở thành Sa-môn Thích tử, tất cả đều chung một mục tiêu duy nhất là thú hướng giải thoát, Niết-bàn.

samon.jpg


Tất cả đều chung một mục tiêu duy nhất là thú hướng giải thoát, Niết-bàn - Ảnh minh họa

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay có bốn dòng sông lớn từ suối A-nậu-đạt chảy ra. Những gì là bốn? Đó là Hằng-già, Tân-đầu, Bà-xoa, Tư-đà. Nước sông Hằng-già từ miệng trâu chảy ra về hướng Đông. Nước Tân-đầu từ miệng sư tử chảy về hướng Nam. Nước Tư-đà từ miệng voi chảy về hướng Tây. Nước Bà-xoa từ miệng ngựa chảy về hướng Bắc. Bốn dòng sông lớn nhiễu quanh hồ A-nậu-đạt, Hằng-già vào biển Đông, Tân-đầu và biển Nam, Bà-xoa vào biển Tây, Tư-đà vào biển Bắc. Bốn sông lớn vào biển rồi, không còn tên cũ, chỉ gọi là biển.

Đây cũng như thế, có bốn dòng họ. Những gì là bốn? Dòng Sát-lợi, Bà-la-môn, Trưởng giả, Cư sĩ. Ở chỗ Như Lai cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo, không còn dòng họ cũ, chỉ gọi là Sa-môn Thích tử. Vì cớ sao? Chúng của Như Lai ví như biển lớn. Bốn dòng họ như bốn sông lớn, trừ bỏ kiết sử vào thành Niết-bàn Vô úy. Thế nên, các Tỳ-kheo! Có các vị thuộc bốn dòng cạo bỏ râu tóc, do niềm tin kiên cố, xuất gia học đạo, họ sẽ bỏ tên cũ, tự xưng Thích tử. Vì sao thế? Nay Ta chính là Thích tử, từ trong dòng họ Thích xuất gia học đạo.

Tỳ-kheo nên biết! Muốn luận nghĩa sanh con, nên gọi là Sa-môn con dòng họ Thích. Vì sao thế? Sanh đều do Ta sanh, từ Pháp khởi lên, từ Pháp mà thành tựu. Thế nên Tỳ-kheo! Nên cầu phương tiện được làm con dòng họ Thích. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 29.Khổ lạc,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.102)

Ngày nay mỗi người xuất gia đều được vinh hạnh mang dòng họ Thích cao quý của Đức Phật, nguyện làm con của Ngài, là “Sa-môn con dòng họ Thích”. Về hình thức, người xuất gia chính là Sa-môn Thích tử nhưng trong nội dung chúng ta thực sự có “cầu phương tiện được làm con dòng họ Thích” hay không, mới là chỗ đáng bàn.

Có câu “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Khi tự nhận là Thích tử, làm con của Đức Phật, thiết nghĩ chúng ta cũng nên tự soi xét lại mình có chút gì tương ưng với bậc Cha hiền (Từ phụ) của mình hay không? Bởi Thế Tôn đã từng căn dặn: “Muốn luận nghĩa sanh con, nên gọi là Sa-môn con dòng họ Thích. Vì sao thế? Sanh đều do Ta sanh, từ Pháp khởi lên, từ Pháp mà thành tựu”.

Thế nên, từ bỏ dòng họ thế tục để mang dòng họ Thích là điều không khó. Đích thực là con dòng họ Thích, “do Đức Phật sinh, từ Pháp khởi lên, từ Pháp mà thành tựu” mới là điều khó. Khó mà làm được mới đáng gọi là Sa-môn Thích tử.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày