Sẽ mở lớp giáo lý tại Việt Nam Quốc Tự

GNO - Ngày 18-11, tại chùa Phật Bảo (Phan Xích Long, Q.11), Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM đã có buổi họp bàn công tác Phật sự do HT.Thích Minh Chơn, Phó ban kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM chủ trì.

HD (2).jpg
Chư tôn đức Ban Hoằng pháp tại buổi họp

Theo đó, Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM có kế hoạch khai giảng lớp giáo lý dành cho Phật tử tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10), mỗi tuần 3 buổi với các môn học: Lịch sử Đức Phật, Phật pháp căn bản, ứng dụng Phật pháp…

Ban Hoằng pháp cũng bàn về cơ cấu nhân sự điều hành Đoàn giảng sư Ban Hoằng pháp TP.HCM và thảo luận tiêu chuẩn thành viên tham gia đoàn giảng sư. Theo đó, thành viên tham gia đoàn giảng sư phải có đầy đủ điều kiện như đã tốt nghiệp các khóa đào tạo giảng sư và có kinh nghiệm trong việc thuyết giảng, có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại TP.HCM.

HD (1).jpg
Quang cảnh buổi họp của Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM

Tại buổi họp, ĐĐ.Thích Đức Trường, Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp GHPGVN TP.HCM đã báo cáo kết quả Hội thi diễn giảng cấp thành phố dành cho 40 Tăng Ni của 26 trường hạ TP.HCM PL.2557 - DL.2013.

Dịp này, Ban Hoằng pháp cũng đã phân công trực tại 2 văn phòng của Ban tại chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình) và tại Việt Nam Quốc Tự (Q.10) từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30 các ngày thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày