Sử dụng âm nhạc cổ điển truyền tải Phật giáo

GNO - Các nhà sư đang tổ chức chương trình âm nhạc phương Tây tại chùa Thiên Thai thuộc tỉnh Hồ Bắc, học viện âm nhạc Phật giáo cổ điển chuyên nghiệp đầu tiên của Trung Quốc.

Tại chùa Thiên Thai, Liên hoan âm nhạc lần thứ ba được tổ chức vào 7-5 vừa qua, chư tôn đức Tăng Ni đã sử dụng nhạc cụ phương Tây để chuyển tải Phật giáo.

vch 1.jpg
Các nhà sư sử dụng nhạc cụ phương Tây để chuyển tải
Phật giáo - một cách để thu hút Phật tử trẻ đến với giáo lý Đức Phật

Thay vì những âm thanh nguyên thủy đặc trưng âm nhạc Phật giáo truyền thống, hãy tưởng tượng một hình ảnh trong đó một số tu sĩ đang chơi Bach và Shubert trên violin và cello. Đây có thể là một nơi bất thường đối với nhiều người, nhưng đó là một cảnh tượng thường xuyên đối với người dân địa phương tại chùa Thiên Thai tỉnh Hồ Bắc, nơi tổ chức Liên hoan Âm nhạc lần thứ ba.

Nhiều giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc từ Nhạc viện Trung ương đang tham gia ở đây. Ban nhạc được thành lập vào năm 2008 gồm hơn 40 Tăng Ni trong độ tuổi từ 10 đến 32. Người lãnh đạo của ban nhạc là thầy trụ trì Wu Le.

"Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách mà chúng tôi có thể giới thiệu Phật giáo tốt hơn tới mọi người, vì vậy tôi đã nghiên cứu rất nhiều về các phong tục tôn giáo khác. Khi tôi lần đầu tiên lắng nghe dàn hợp xướng của tôn giáo bạn, tôi bị mê hoặc bởi sức mạnh của âm nhạc. Từ đó, tôi biết rằng chúng tôi cần phải làm điều gì đó tương tự, sử dụng âm nhạc để truyền đạt tinh thần của Phật giáo", trụ trì Wu Le nói.

Đây là ban nhạc đầu tiên thuộc loại hình này ở Trung Quốc. Ngày nay, mọi người sống một cuộc sống vội vàng. Họ hiếm khi có thời gian để có thể lắng nghe tụng kinh hay thuyết pháp. Vì vậy, trụ trì Wu thực sự muốn mọi người tìm kiếm một cảm giác bình an và đánh giá cao đối với Phật giáo thông qua âm nhạc, nhưng tại sao lại là âm nhạc cổ điển?

"Nhạc cổ điển tồn tại khoảng hàng trăm năm, nó được sử dụng trong các hình thức thiêng liêng đối với các tôn giáo khác nhau trước đây. Âm nhạc Phật giáo truyền thống rất cứng nhắc và có thể là một trở ngại cho những người trẻ tuổi muốn tìm hiểu về Phật giáo. Do đó, nếu tôi muốn truyền tải nhiều hơn cho nhiều người không theo tôn giáo, tôi phải sử dụng nhiều cách khác nhau để truyền tải linh hồn của Phật giáo. Phật giáo không chỉ dành cho người già, nó có thể được kết nối chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày", trụ trì Wu Le nói.

Ban đầu, một số người đã cáo buộc ban nhạc nổi loạn chống lại truyền thống bằng cách xa lánh nhạc cụ Trung Quốc như đàn tỳ bà và đàn tranh cổ. Nhưng nhà soạn nhạc nổi tiếng Diệp Tiểu Cương lại nghĩ khác.

"Tôi không ngạc nhiên chút nào khi nghe nói về ban nhạc. Phật giáo và âm nhạc không có ranh giới. Bất kỳ loại nhạc cụ nào đều có thể thể hiện những nội dung, thông điệp của Phật giáo. Nhiều hình thức đa dạng có thể làm cho âm nhạc Phật giáo hấp dẫn hơn", Diệp Tiểu Cương nói.

Thật không dễ dàng cho các Tăng Ni trong buổi ban đầu, khi họ dành 7 giờ một ngày để học hỏi và tập luyện. Đôi khi, vào những dịp đặc biệt như lễ hội này, các giáo sư âm nhạc nổi tiếng cung cấp cho họ những bài học miễn phí.

vch 2.jpg

"Những học viên này rất đặc biệt. Tôi đã biết họ trong hơn một năm qua và họ rất siêng năng và kiên trì hơn một số học viên chuyên nghiệp. Tôi nghĩ chơi đàn violin cũng giống như thiền định vậy", nghệ sĩ violin Liang Danan nói.

Ni cô 25 tuổi Zheng Shu cho biết cô đã không thể biết sự khác biệt giữa violin và viola khi lần đầu tiên cô tham gia ban nhạc.

"Thực sự rất khó khăn đối với chúng tôi. Tôi thậm chí chưa bao giờ nhìn thấy một cây violon trước khi chúng tôi bắt đầu học. Có những lúc tôi thất vọng và muốn bỏ nhạc cụ này, nhưng tôi đã nói với bản thân mình rằng tôi phải tìm cách hòa hợp với nó, và chỉ sau khi đạt được một cảm giác bình an nội tâm tôi mới có thể cảm nhận được sự thay đổi tinh tế trong giai điệu. Tôi rất hoan hỷ khi được chơi nhạc với một số nghệ sĩ violin giỏi nhất nước như Liang Danan và Sheng Zhongguo", cô Zheng Shu nói.

Tất cả đệ tử của thầy trụ trì Wu đều được truyền cảm hứng từ sáng kiến ​​tiên phong và khát vọng của thầy nhằm thiết lập một dàn nhạc chuyên nghiệp. Vẫn còn có những cảm xúc lẫn lộn về sự giao nhau này từ cộng đồng Phật giáo, nhưng thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều người có thể bắt đầu nhìn thấy ánh sáng.

Văn Công Hưng (Theo CCTV)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh họa

Không muốn đi chùa vì nghe nhiều điều xấu về tu sĩ

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày