Ta ở nơi nào?

Giác Ngộ - Ta ở nơi nào? Trời đất rộng bao la, nội cái dải đất dài hình chữ S này ta đi cả đời vẫn không giáp hết. Vậy mà… sao vẫn thấy chật?

Ừ, thì chật thiệt đó. Trong lòng cứ bứt rứt một cái gì như vô duyên lắm, nó không có hình thù và ta cũng không thể chạm được nó, nhưng nó cào cấu những gì mình đang làm, đang nghĩ, nó xé toạc cả những giấc mơ…

199685_10150126500199892_596214891_6523559_3835032_n.jpg

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Cái chòi lá đang ở ta chê chật, thôi thì mua một nhà khác lớn hơn để sống cho thoải mái. Cũng thấy chật? Ra công viên dạo mát, chợt thấy những chú chim đậu trên cành cây bên vỉa hè, rồi chúng lại bay đi. Chúng bay đi đâu? À, thôi phải rồi, hay là mình ra đường, cứ rong chơi mãi như lũ chim này, cứ lang thang như Bùi Giáng vậy mà vui. Đi hoài, đi hoài, quay về chỗ đã từng đi ngang - cũng có, đi đến chỗ chưa từng biết - cũng có… Nhưng, sao vẫn thấy chật?

Tự dưng ngộ ra rằng, ta thấy chật vì lòng mình đang chật hẹp. Dường như nó đang chứa hàng đống ký lô những thứ lộn xộn, nào là buồn vui, trăn trở, nào là hơn thua, được mất, bại thành… có tất. Vậy là chật lắm rồi, chật khi ta ở nhà cao cửa rộng, chật cả khi ra đường. Lòng ta chưa mở.

Tâm hoan hỷ là thành công. Thành công không chỉ ở sự nghiệp mà thành công trong tâm hồn. Khi đã mở lòng trước tất cả mọi việc, ta mới thấy cái chòi lá hàng ngày nó rộng rãi và yên bình biết chừng nào. Một tách trà nghi ngút khói, một mâm cơm với bông súng mắm kho cũng đằm thắm bao tình.

Cuộc sống sẽ rộng bao la khi lòng người đã mở.

 Tạp bút của Vĩnh Thông

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày