Tại sao chúng ta “nói mớ” khi ngủ?

GNO - Nói trong khi ngủ (nói mớ, ngủ mớ) nhìn chung là vô hại nhưng trong một số trường hợp chúng ta cần lưu ý để có can thiệp phù hợp.

Khi ngủ chung giường hay nằm ngủ gần ai đó, có thể bạn sẽ nghe họ nói gì đó khi đang ngủ. Hoặc có khi bạn phát hiện rằng mình nói suốt trong đêm, dù đang ngủ.

Gần 66% người dân Hoa Kỳ nói trong khi ngủ, dưới hình thức nào đó - theo một nghiên cứu năm 2010. Một số nội dung không có ý nghĩa, một số khác là độc thoại và một số khác có đối thoại phức tạp.

noi mo.jpg


Ảnh minh họa

Các chuyên gia sức khỏe cho biết không cần phải lo lắng gì trước việc nói mớ. Tuy nhiên, nói mớ trong khi ngủ cũng có thể là một dấu hiệu bất ổn nào đó của cơ thể.

Dưới đây là một số điều chúng ta cần biết về nói mớ khi ngủ:

1 - Ngủ mớ không phải là rối loạn giấc ngủ

Nói trong khi ngủ từng được xem là một rối loạn giấc ngủ (parasomnia), theo Phân loại Quốc tế về Rối loạn Giấc ngủ (ICSD). Tuy vậy, gần đây “rối loạn này” được xem là một hiện tượng bình thường có thể xảy ra trong suốt giấc ngủ của một người.

Do đó, ngủ mớ không phải là rối loạn chính thức; vì thế không cần thiết phải thực hiện nghiên cứu về ngủ - chia sẻ của chuyên gia giấc ngủ Rafael Pelayo, Trung tâm Y khoa về Giấc ngủ, Stanford Health.

Và lĩnh vực này chưa được hiểu biết nhiều, cho đến nay.

2 - Những gì bạn nói trong khi ngủ thường không có ý nghĩa

Ngủ mớ không phản ánh hành vi khi thức hay trí nhớ của bạn, theo ICSD. Vì thế, nếu bạn có một ngày làm việc không vui vẻ hay phải đối diện với các xung đột gia đình trong thời gian gần thì không hẳn bạn sẽ nói mớ khi ngủ.

Điều này khá quan trọng vì người ngủ mớ có xu hướng nói điều gì đó kỳ lạ trong suốt giấc ngủ; có thể gây giật mình hoặc làm gián đoạn giấc ngủ của người ngủ cùng hay nằm gần.

Ví dụ, một số người ngủ mớ “bị tố cáo” phản bội vì đã gọi tên ai đó, nói gì đó gây nghi ngờ. Hãy lưu ý rằng: Không có gì thật sự có ý nghĩa từ lời thốt ra của người ngủ mớ.

3 - Ở tuổi nào chúng ta bắt đầu ngủ mớ?

Nếu bạn thường xuyên ngủ mớ, đến suốt đời thì không có gì phải lo lắng. Thật ra, ngủ mớ có xu hướng phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Có khoảng 50% trẻ từ 3-10 tuổi nói mớ khi ngủ.

Ngoài ra, có người phát hiện mình nói mớ khi ở vào tuổi 20, 30 - khi ngủ cùng với ai đó. Điều này không có nghĩa là đến tuổi này họ mới bắt đầu ngủ mớ.

Tuy nhiên, nếu ngủ mớ khi từ 50 tuổi trở lên và đột nhiên nói mớ rất nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson hay suy giảm trí nhớ đang biểu hiện; do có các bất ổn trong não bộ, các liên kết thần kinh của bộ não đang trong tình trạng lộn xộn, theo Pelayo.

4 - Ngủ mớ thường đi kèm với các vấn đề giấc ngủ

Ngủ mớ không giống như những gián đoạn giấc ngủ khác.

Nếu bạn gào hay nấc to từng cơn trong khi ngủ thì có thể liên quan đến chứng ngừng thở khi ngủ.

Người bị sang chấn tâm lý sau chấn thương nặng (tinh thần hoặc thể chất) đều có khuynh hướng nói chuyện hay hét lên trong giấc mơ.

Ngủ mớ cũng có thể do căng thẳng, lo lắng hay suy nhược tinh thần - theo James Rowley, phụ trách khoa phổi, chăm sóc đặc biệt và giấc ngủ của Trung tâm Y khoa Detroit. Nói mớ trong trường hợp này cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Và nếu ngủ mớ do ác mộng lặp đi lặp lại nhiều lần, ngáy to do ngừng thở khi ngủ cũng cần đến gặp bác sĩ. Một số trường hợp, bạn cần được theo dõi giấc ngủ (polysomnogram) để các chuyên gia xác định xem có phải bạn đang bị rối loạn giấc ngủ hay không.

Cần lưu ý rằng: Ngủ mớ hiếm dù không ảnh hưởng đến người ngủ mớ nhưng có thể đem lại bất tiện lớn cho người ngủ cùng. Nếu ngủ cùng một người hay ngủ mớ, bạn có trể trang bị bịt tai và nên nhớ rằng những gì người ngủ mớ nói đều không có ý nghĩa gì cả.

Trần Trọng Hiếu
(theo Huffington Post)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày