Tăng Ni sinh hai trường trung cấp giao lưu

GNO - Buổi giao lưu giữa hai Trường Trung cấp Phật học của Long An và Bình Dương diễn ra hôm 11-3 qua, tại cơ sở 1 Trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An - chùa Thiên Khánh (TP.Tân An).

8_616162790.jpg


Chư tôn đức lãnh đạo 2 trường tham dự buổi giao lưu

HT.Thích Thiện Huệ, cố vấn chứng minh Trường TCPH Long An; HT.Thích Minh Thiện, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An, Hiệu trường Trường TCPH Long An; TT.Thích Chơn Phát, Phó BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương, Hiệu trưởng Trường TCPH Bình Dương; ĐĐ.Thích Lệ Trí, Chánh thư ký BTS GHPGVN tỉnh Long An, Hiệu phó học vụ Trường TCPH Long An cùng chư tôn đức trong ban giám hiệu của hai trường tham dự, chứng minh.

Nhị vị Hiệu trưởng của hai trường đã lần lượt giới thiệu về trường của mình và mong muốn mối liên lạc của hai trường luôn gắn bó để cùng chia sẻ nhằm cùng nâng cao sự nghiệp giáo dục Phật giáo.

Sau đó, các Tăng Ni sinh của hai trường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

12_238141540.jpg
Nhị vị Hiệu trưởng trao quà cho nhau

14_864649923.jpg
Đại diện Tăng Ni sinh cũng trao quà tới nhau

9_663348857.jpg
Quang cảnh buổi lễ

Được biết, hiện tại Trường TCPH Long An đang đào tạo khoá VI (2015-2019) còn Trường TCPH Bình Dương đào tạo khoá IV (2016-2019).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày