Thế giới chúng ta đang khát & quan niệm sử dụng nước sạch hậu lũ lụt!

Giác Ngộ:  “Cho tôi mỳ tôm, cho tôi nước sạch…” đó không chỉ là những lời cầu khẩn đến đắng lòng của người dân các tỉnh Bắc miền Trung trong những ngày tháng bão lũ tháng mười vừa qua mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của gần bẩy tỷ người trên hành tinh của chúng ta.

nuoc.jpg

Cảnh lãng phí nước như thế này không hề hiếm tại thành phố Hồ Chí Minh

Cứ sau mỗi lần bão lũ thì vấn đề nguồn nước ô nhiễm là vấn đề nổi cộm cần giải quyết và nhận được sự quan tâm của nhiều cấp ngành. Nguồn nước ô nhiễm dẫn đến tình trạng bệnh tật đã đành mà nó còn gây khó khăn cho nền sản xuất nông nghiệp canh tác hoa màu… Mức độ phân bố của nước trên trái đất không đều nhau. Sự bất hợp lý "tự nhiên" này đã tước quyền thụ hưởng nước sạch của nhiều người và mức độ bất hợp lý còn tăng cao do tình trạng nghèo đói sau lũ lụt, mưa bão.

Con người và các loài sinh vật đều không thể tồn tại nếu thiếu nước. Nếu không có nước thì không có sự sống, ở đâu thiếu nước ở đó kinh tế không phát triển. nước có vai trò quan trong trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, nước để ăn uống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…. hơn 2/3 trọng lượng cơ thể sống là nước, các sinh vật sống trong nước có tới 99% trong lượng là nước.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 60% nước có trong thân thể con người (không kể đầu và tứ chi), 70% nước có trong não bộ và 80% nước có trong dịch huyết tương của người như máu, nước mắt…[1]

Bạn có thể hầu như không cần đến thức ăn trong khoảng thời gian một tháng nhưng bạn không thể tiếp tục sống nếu cơ thể bạn thiếu nước trong một tuần. Điều này lý giải vì sao giữa một biển nước mênh mông như thế nhưng người dân vùng lũ chỉ khẩn khoản cầu xin “ Cho tôi nước…”.

Trong thế kỷ XX dân số thế giới đã tăng gấp 3 lần, vấn đề sử dụng nước do đó phải tăng lên 6 lần, nửa cuối thế kỷ XX hành tinh của chúng ta phải công thêm vào gần 3 tỷ người. Cục Điều tra dân số Mỹ ước tính, đến năm 2040, dân số thế giới sẽ đạt chín tỷ người. Còn con số hiện nay là gần 7 tỷ người và theo Tiến sĩ Federoff trong bài : “Dân số thế giới đã vượt giới hạn bền vững” của trái đất, con người cần phải quản lý tài nguyên đất và nước tốt hơn. Hiện mỗi ngày thế giới có hơn 200 nghìn trẻ em ra đời, do vậy “Chúng ta cần nhiều đầu óc sáng tạo hơn nữa trong việc quản lý đất canh tác và nước.”[2]

Người dân sơ tán xếp hàng để lấy nước sạch tại Peshawar, Pakistan vao ngay 31- 07. anh AP.jpg

Người dân sơ tán xếp hàng để lấy nước sạch tại Peshawar, Pakistan .

Ảnh AP

 Một số vùng như El Paso thành phố lớn thứ 6 thuộc tiểu bang Texas Mỹ và San Antonio thuộc vùng Valparaiso – Chile  sẽ phải trải qua tình trạng cạn kiệt nguồn nước trong vòng 10 đến 20 năm nữa. Florida là một tiểu bang thuộc miền Đông Nam – Mỹ có tên hiệu là "Tiểu bang nắng" có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước trong vòng 5 năm tới.  Hàng triệu triệu  người sống trên thế giới chỉ sử dụng dưới mức 3 Gallons nước cho mỗi ngày.[3] Trong khi đó mức sử dụng trung bình của người Mỹ là 160 Gallons khoảng hơn 600 lít nước?. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cứ ba người thì có một người không được hưởng đầy đủ các quyền, cơ hội trong hệ thống bảo vệ sức khỏe dân chúng và cứ năm người thì có một người không có điều kiện để uống nước an toàn. Theo hồ sơ từ tổ chức Liên hiệp quốc ( United Nations ) cứ 15 giây trôi qua thì có một trẻ em bị chết về các bệnh liên quan đến nước. Vấn đề nổi bật nhất hiện nay trên thế giới là vấn đề thiếu nước trầm trọng, chúng ta có thể sẽ cạn kiệt nguồn nước trước khi cạn kiệt nguồn dầu lửa. Trong khi đó nhu cầu khai thác khoáng sản, nhu cầu xây dựng các công trình thủy lợi, thủy nông, hồ chứa nhân tạo, trồng rừng, phá rừng …đều ảnh hưởng tới dòng chảy từ sông ngòi, ao, hồ … đó là lý do tại vì sao giá lương thực ngày càng cao vì nguồn nước sạch dùng cho việc tưới tiêu bị thu hẹp, hoặc ô nhiễm do rác thải công nghiệp, môi trường. Chính điều này đã khiến nước đông dân như Trung Quốc đã có những động thái tích cực để sẵn sàng cho việc phát triển lương thực phòng khi thiếu hụt. Còn các nước như Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập… đã chuẩn bị tinh thần để đối phó với việc thiếu nước phục vụ nông nghiệp nếu không muốn dẫn tới thảm họa đói nghèo do thiếu nước.

Không đâu xa, ngay tại thành phố Hồ Chí Minh cứ mỗi mùa nắng nóng cao điểm nhiều người dân đường Bình Lợi (P.13, Q.Bình Thạnh) cưỡi xe máy đi tìm mua nước sạch. Tuy vậy không ít người phải thất thểu quay về vì chủ các điểm đổi nước lắc đầu: đã hết nước sạch. Hay cảnh trời nắng oi bức cháy da, tại nhiều khu vực ở quận 7, huyện Nhà Bè… người dân vẫn phải xếp hàng, chia nhau từng lít nước vừa mua được đã trở thành “ chuyện thường ngày ở ….thành phố mang tên Bác”. Thế nhưng, bên cạnh đó người dân vẫn bắt gặp cảnh nước sạch chảyvô tư  ào ạt từ các vòi nướccông cộng hay tại một số các công trình xây dựng, giao thông đang thi công …vv

Cứ nghĩ đến cảnh người dân tại các vùng lũ phải gồng mình lên để bơi trong một biển nước đục ngầu, đỏ quạch mênh mông không biết đâu là bờ bến và không biết mình phải chết đói vào lúc nào vì kiệt sức, vì thiếu nước là người viết lại thấy day dứt khôn nguôi!

Thế giới đang khát. Đã đến lúc quan niệm về sử dụng vật chất đặc biệt là nước sạch phải được thay đổi tích cực và chủ trương tiết kiệm nước luôn luôn phải thực hiện trong từng giây, từng phút đối với tất cả chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày