Thiếu nữ Huế tắm nước thơm trước khi đi chùa

Hình ảnh Thiếu nữ Huế tắm nước thơm trước khi đi chùa - Ảnh: Anh Tuân
Hình ảnh Thiếu nữ Huế tắm nước thơm trước khi đi chùa - Ảnh: Anh Tuân
Theo chân Phật tử tới ba ngôi chùa tại ba miền đất nước mới biết, Phật tử tại chùa miền Nam được ăn cơm chùa và uống nước sâm, kế toán Hà Nội đem cả mã số thuế công ty vào lời khấn, thiếu nữ Huế tắm nước thơm trước khi đi chùa….

Tổ đình Kim Tiên (Huế) dù là ngày lễ, đông người, nhưng vẫn tĩnh lặng. Không gian bao trùm bởi tiếng mõ, tiếng tụng kinh của Tăng Ni, Phật tử thành kính quỳ bên dưới.

Cô sinh viên Ngọc Quỳnh khép mình bên góc nhỏ. Nhắm mắt, Quỳnh nguyện cầu năm mới gia đình được bình an. Lễ chính vừa xong, Quỳnh dâng hương cúng dường chư Phật. Ba lạy thành tâm. Khuôn mặt cô giãn ra, nét lo âu vợi hẳn.

 

“Tối qua, mẹ đã hái lá trong vườn nấu nước thơm cho cả nhà tắm. Sáng nay, nhà mình cũng chỉ điểm tâm bằng ly sữa đậu nành. Mẹ bảo, phải giữ lòng thanh thản, không tạp niệm lên chùa cầu an” - Quỳnh kể.

 

Bao năm theo mẹ lên chùa, chưa một lần Quỳnh thấy mẹ sắm sanh lễ vật, chỉ biết những ngày trước đó, mẹ tụng kinh nhiều hơn, và ngày nào cũng ăn chay để dọn mình. Mẹ Quỳnh bảo, không cần lễ vật, lễ vật quý nhất dâng lên đức Phật là tấm lòng thành kính trước đấng từ bi.

 

Chuyện của kế toán Hà Nội

 

Tìm được chỗ đứng khấn đẹp (đứng chính giữa, trước mặt Phật, hàng đầu tiên), để mâm lễ lên điện chính, chị Y., kế toán trưởng một công ty bất động sản ở Hà Nội ngồi quỳ lên chiếc chiếu được nhà chùa trải sẵn và khấn.

 

“Tên con là …, kế toán trưởng công ty N, mã số thuế 0100… Sếp con là… Con xin các Phật, các Thánh phù hộ công ty làm ăn phát đạt, mọi việc hanh thông, có nhiều hợp đồng, làm đến đâu ổn đến đó, tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt…”.

 

Đang khấn, một chị bên cạnh khấn to quá, đọc át cả tiếng mình, chị Y. nhăn mặt rồi đứng ra ngoài. Một cụ già nói vẳng: “Khấn thì để trong tâm chứ ai khấn to thế”. 8 giờ sáng, Tổ đình Phúc Khánh đã bắt đầu đông người. Vài chị em mặc nguyên đồng phục ngân hàng đi lễ chùa.

 

Chị Y. nói: “Rằm tháng Giêng nên mình phải dậy thật sớm đi chùa cho đỡ đông. Ngày thường chị em váy ngắn váy dài đi làm. Hôm nay lên chùa, mặc quần âu, áo dài cho nghiêm chỉnh”.

Ước chừng hương đã tàn, chị Y đi vào ban chính nhưng chẳng thấy đĩa hoa quả tiền vàng của mình đâu. “Chắc ai đó lấy nhầm. Thế là hôm nay mọi người trong công ty không được thụ lộc rồi” - chị Yến ngán ngẩm.

 

Nấu nước sâm cho Phật tử đủ sức

 

7h sáng, hàng ngàn Phật tử đã đến tại Pháp viện Minh Đăng Quang (quận 2, TP.HCM) để tham gia cúng hội. Lễ cúng hội tại đây được ấn định vào các ngày: rằm, 30, mồng 8, 23 hàng tháng. Pháp viện cũng là nơi đặt bàn thờ của Tổ sư Minh Đăng Quang của phái Khất sĩ.

 

Trước đó, từ 4 - 5h sáng, trước cửa Pháp viện đã có hàng chục đoàn xe lớn của Phật tử hành hương thập tự đầu năm dừng lại nơi đây để thắp hương và vãn cảnh (trước khi kịp đến 9 chùa còn lại trong hành trình của ngày hôm nay).

 

11h lễ chính bắt đầu. Chánh điện rất đông nhưng nề nếp như một lớp học. Chiếu được trải sẵn. Mỗi chỗ ngồi có một kệ nhỏ, đặt sẵn cuốn kinh… Các Phật tử mắt ngước lên Tam bảo. Sư thầy tụng kinh. Đệ tử tụng theo. Cầu bình an cho bá tánh. Sau lễ cúng dường Tam bảo (cúng Phật), quý cô, quý thầy thuyết pháp cùng Phật tử. Có giảng giải, có hỏi đáp như là lớp học.

 

12h, hết lễ chính. Lúc này sư thầy, sư cô nghỉ dùng cơm. Phật tử tụng kinh cúng cửu huyền thất tổ (tổ tiên) tại chùa. Những người muốn cúng tổ tiên xin mâm cơm chay của chùa để cúng. Đa số Phật tử ở lại dùng cơm chay chùa mời. Bữa cơm chay đủ món như mâm mặn (có cả bún mắm chay). Hôm nay trời nắng, nhà chùa còn nấu nước sâm cho Phật tử uống giải nhiệt và đủ sức dự lễ cả ngày.

 

Từ 3h chiều tới 7h tối, lại lớp lớp Phật tử tới rất đông để tham gia khóa lễ buổi tối. Trình tự cúng, lễ diễn ra như ban trưa. Sau giờ lễ chính, một số Phật tử nán lại trò chuyện với sư thầy, sư cô. Họ kể chuyện nhà, chuyện vườn tược, chuyện học hành của con cái… Có người còn hỏi thầy: “Thưa thầy, tánh con của con nó vậy, theo thầy cho cháu học trường gì?”. Thầy Minh Lợi bảo: Ở đây, người ta tới chùa để cầu an, cầu siêu chứ không cầu tài, cầu lộc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày