Thông điệp vượt thời gian về tâm từ bi của Đức Phật

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres

GN - Là một Thái tử, nhưng Ngài vượt qua cảnh nhung lụa nơi cung cấm, dấn thân vào cuộc đời với nguyện lớn giúp chúng sinh vượt thoát sự khổ đau. Theo đó, Đức Phật đã chỉ rõ, xuyên suốt trong lời dạy của Ngài rằng, từ bi là con đường đi thẳng đến giác ngộ.

> Xem video phát biểu của Tổng Thư ký LHQ António Guterres (có phụ đề chữ Việt)

Cho đến nay, thông điệp ấy của Đức Phật như một sợi dây, giúp thắt chặt hơn tình người, kéo các mối tương quan giữa người với người lại gần nhau hơn.

Xét ở mọi khía cạnh hiện hữu trong thế giới này, dường như đều tồn tại vô vàn những thử thách hết sức cam go. Từ những xung đột dẫn đến tình trạng biển đổi khí hậu, từ những định kiến của con người đưa đến sự bất bình đẳng. Cứ như vậy, những điều chẳng lành ngày một gia tăng.

Hơn nữa, trong cuộc sống thực tại, con người chúng ta ngày càng có xu hướng sống vị kỷ hơn, kéo theo đó, sự rạn nứt, chia rẽ, và mất đoàn kết là điều sẽ đến trong tương lai rất gần.

Trước những bất cập ấy, lời dạy của Đức Phật một lần nữa như nguồn động lực, mang mỗi chúng ta trở về lại, để làm một công dân toàn cầu một cách đúng nghĩa. Giáo lý của Đức Phật lấy giá trị chân thật của cuộc sống làm trọng tâm, cũng chính là những gì ngày hôm nay chúng ta tìm kiếm trong Chương trình nghị sự Vì sự phát triển bền vững hướng đến năm 2030.

Có thể thấy, quan niệm về sự sống của Phật giáo dạy cho chúng ta biết nhìn lại chính mình, để thấy bản thân cũng là một phần của thế giới. Đồng thời, sự nhấn mạnh của Phật giáo trong việc đấu tranh phi bạo lực, góp phần chung tay cho hòa bình nhân loại.

Từ hòa bình, đến việc chuyển hóa khí hậu, đến những điều thiện lành của con người, và sau cùng lời dạy ấy đã đưa tất cả chúng ta đến hôm nay, với những gì mà Liên Hiệp Quốc đang thực hiện.

Hiện tại, hơn bất cứ khi nào, cộng đồng Phật tử nói riêng và toàn thể con người nói chung, cần đưa thông điệp của Đức Phật về sự khoan dung, bình đẳng và nhân văn, áp dụng vào trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta không nên im lặng và thỏa hiệp với những ai cố tìm cách biến tình yêu thương thành nước mắt của thù hận.

Và trong ngày Đại lễ Vesak lần này, chúng ta hãy tạo nên một cầu nối cho sự khác biệt ấy, bằng cách quan tâm đến những người dễ tổn thương nhất và không bỏ mặc ai lại phía sau, cùng nhau lái con thuyền tiến thẳng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả sự sống trên trái đất này.

António Guterres

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày