TP.HCM: Lễ huý kỵ lần thứ 43 của cố HT.Hải Tràng

GNO - Hôm nay, 5-10 (23-8-Ất Mùi), tổ đình Phổ Quang (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã làm lễ huý kỵ lần thứ 43 cố Đại lão HT.Thích Hải Tràng - khai sơn tổ đình Phổ Quang.

Chứng minh tham dự buổi lễ có chư tôn đức trong HĐTS, BTS GHPGVN TP.HCM cùng chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện trên địa bàn TP.HCM cùng môn đồ đệ tử các giới về tham dự.

1 co HT3.JPG


Di ảnh cố HT.Thích Hải Tràng

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng Ni đã thành kính dâng hương, tụng khoá kinh tưởng niệm cố Đại lão HT.Thích Hải Tràng, Phó Tăng thống GHPGVNTN, khai sơn tổ đình Phổ Quang (Q.Phú Nhuận).

Theo tiểu sử, cố Đại lão HT.Thích Hải Tràng sinh năm 1884, tại làng Tân Quý - Chợ Lớn, trong một gia đình đạo hạnh, cụ ông thân sinh là Võ Văn Nghĩa, cụ bà là Trần Thị Tín. Ông bà đặt tên cho Hòa thượng là Võ Văn Nghiêm.

Năm 1900, Hòa thượng vừa lên 16 tuổi, ngài xin phép song thân xuất gia và thọ giới tại chùa Long Huê (Gò Vấp), được HT.Thích Huệ Từ (tức HT.Kim) hoan hỷ và chuẩn nhận, cho pháp danh Giác Trang, hiệu Hải Tràng.

Năm 1909 được Bổn sư cho phép nhập đàn thọ Cụ túc giới, năm ấy cố Hòa thượng tròn 25 tuổi và thiện duyên đã đến, ngài được Hòa thượng Bổn sư gửi sang chùa Long Phước (tỉnh Vĩnh Long), rồi đến chùa Tân Long (Sa Đéc) để tham học giáo điển của Như Lai - người rất tinh cần tu học suốt 8 năm trường, nơi đây là pháp vũ thiền lâm đào tạo Tăng  tài, hoằng dương chánh pháp, được chư tôn đức mến thương.

Năm 1914, khi cố Hòa thượng Chơn Hội - Sư tổ chùa Thanh Trước (Gò Công) viên tịch… thì Hòa thượng Long Huê về lo tổ chức lễ tang và giới thiệu đề cử cố Hòa thượng Hải Tràng kế vị làm trụ trì tổ đình Thanh Trước.

Trong thời gian giữ chức trụ trì Thanh Trước, ngài thường đi các tỉnh Hậu Giang để giảng dạy kinh Pháp hoa và tại trụ xứ (Thanh Trước).

Năm 1922, ngài mở khóa an cư  tại chùa Thanh Trước và cho khắc bản in kinh Pháp hoa được 200 bộ. Cũng mùa an cư này, có tổ chức Đại giới đàn, chư tôn Trưởng lão cung thỉnh ngài lên ngôi vị Hòa thượng Đàn đầu. Sau khi mãn hạ, cố Hòa thượng cho trùng tu ngôi bảo điện Thanh Trước, một danh lam thắng cảnh của tỉnh Gò Công.

Đến năm 1936, vì tâm hoài Tịnh Độ nên ngài giao chùa Thanh Trước lại cho đệ tử  là HT.Thích Hoằng Thông làm trụ trì và ngài trở về Đức Hòa - Long An lập am tu tịnh nghiệp hầu mong ngày an nhiên tự tại, tuệ giác khai thông.

Vì sứ mạng độ sanh chưa cho phép ngài dừng lại nơi đây nên năm 1938, cố Hòa thượng Hải Tràng về Phú Nhuận qua sự giới thiệu của Hòa thượng Chơn Không để kiến tạo chùa Phổ Quang, cùng với các vị cư sĩ như: Thiện thông, Chiêm Quang Hồng… chung lo Phật sự.

1 co HT2.JPG


Chư tôn đức thành kính dâng hương tưởng niệm

Năm 1946, cố Hòa thượng và Ban Trị sự chùa Phổ Quang - kẻ công người của hưng công tái tạo chùa lá thành chùa ngói dưới sự chứng minh của Hòa thượng Chơn Không. Rồi cũng bắt đầu từ năm ấy, cứ tùy phương tiện tu bổ và kiến tạo thêm lên.

Năm 1951 khi Giáo hội Tăng già Nam Việt thành lập, ngài được cung thỉnh vào Hội đồng Trưởng lão và cũng năm ấy Giáo hội lại cung thỉnh cố Hòa thượng giữ chức Chứng minh Đạo sư.

Năm 1956, cố Hòa thượng hợp tác với quý Hòa thượng Thiện Tường (chùa Vạn Thọ), Hòa thượng Hành Trụ (chùa Giác Nguyên) khai hạ tại chùa Giác Nguyên để đào tạo Tăng tài, hoằng dương chánh pháp.

Năm 1959, sư cụ kết hợp với Ban Trị sự Giáo hội Tăng già mở khóa an cư kiết hạ tại chùa Thanh Trước (Gò Công).

Năm 1961, dù tuổi đã cao nhưng chí nguyện hoằng pháp lợi sanh vẫn không suy kém, nên ngài mở hạ tại chùa Phổ Quang để trang bị cho Tăng Ni đầy đủ giới đức, học hạnh kiêm ưu, khế vãng khai lai, phò trì đạo mạch. Cũng năm này, cố Hòa thượng giao chức trụ trì cho đệ tử (là Hòa thượng Thích Thiện Thông) để ngài theo bản nguyện tu tịnh nghiệp của mình mà an dưỡng tinh thần.

Năm 1963, khi pháp nạn đã qua, GHPGVNTN ra đời, ngài được toàn thể hội nghị tôn cử vào hàng Trưởng lão Hội đồng Viện Tăng thống. Năm này, cố Hòa thượng chỉ đạo cho thầy trụ trì thành lập Phật học viện Phổ Quang. Đến năm 1969 được cải danh là Phật học viện Hải Tràng, với sự hợp thức hóa của GHPGVNTN.

Năm 1968, Hội đồng Viện Tăng thống cung cử ngài vào ngôi vị Phó Tăng thống GHPGVNTN.

1 co HT1.JPG


Đảnh lễ Tam bảo tại buổi lễ

Trong cuộc đời của cố Hòa thượng, trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, từ lúc xuất thân ra khỏi nhà thế tục, cho đến khi sứ mạng thiêng liêng sắp hoàn thành, không lúc nào ngài xao lãng tâm hoài Tịnh Độ. Tuy tuổi cao sức yếu nhưng cố Hòa thượng vẫn hoan hỷ chứng minh các Phật sự và luôn luôn nhắc nhở các hàng đệ tử tinh cần niệm Phật để được giải thoát vì thời gian không chờ đợi ai.

Tháng 8 năm Nhâm Tý, tức ngày 30-9-1972, Hoà thượng viên tịch, trụ thế 89 tuổi và 60 hạ lạp.

Vũ Giang

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày