Trân trọng những việc làm thiện lành

Làm việc thiện lành như đóa sen thơm gieo vào lòng - Ảnh minh họa
Làm việc thiện lành như đóa sen thơm gieo vào lòng - Ảnh minh họa

GNO - “Thật đáng trân trọng”, là bày tỏ của bạn đọc Tâm Minh và nhiều bạn đọc khác khi đọc bài viết “Hành trình của những nông dân ‘tầm thuốc’”.

“Người dân nghèo không có điều kiện thuốc thang, chữa trị khi vướng phải bệnh tật, nhờ những phòng thuốc Nam từ thiện và các chùa bốc thuốc Nam để vượt qua bệnh khổ, mà nguồn thuốc chủ yếu do quý vị khó nhọc tìm về. Kính chúc quý vị luôn được nhiều sức khỏe, luôn sống vui vẻ hạnh phúc với công việc thiện nguyện giúp đời”, bạn đọc Tâm Minh bày tỏ.

Còn theo bạn đọc  Hoa Vô Ưu: “Miền Tây có rất nhiều nhóm đi tìm kiếm cây thuốc Nam vì chúng sanh, chúc các bác, các cô chú thật nhiều sức khỏe và con đường học Phật ngày càng tinh tấn”.

“Đảng viên xuất gia được không?” - bài tư vấn nhận rất nhiều chia sẻ. Trong đó, bạn đọc Lê Đại Lân cho rằng: “Người xuất gia là bậc xuất sĩ tìm cầu chân lý tối thượng giác ngộ giải thoát. Những ràng buộc của thế gian sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đường tu. Người tu sáng đạo đối với cha mẹ là đại hiếu, với anh em là đại nghĩa và đối với xã hội, chúng sanh có thể gọi là đại từ bi”.

“Phật Pháp là cứu khổ ban vui (tự giác và giác tha). Nên ở đâu mà bạn cứu khổ và ban vui cho người khác (chúng sanh) với tâm từ bi hỷ xả thì đó chính là Phật pháp, ở đâu mà bạn khởi được tâm Bồ-đề thì ở đấy chính là Phật pháp. Nếu bạn là nguời đã trồng căn lành ở các Đức Phật rồi thì bạn sẽ theo căn lành ấy mà tu học”, bạn đọc Chân Lý gợi mở.

Bạn đọc Soi Phan thì ghi lại những trải nghiệm của mình rằng, khi vào chùa, các sư làm thế nào thì bạn cứ làm theo vậy, sự cần thiết của người tu hành là thân và tâm điều xuất gia...

“Khi bạn xuất gia và tu hành tinh tấn, là bạn đang trả chữ hiếu đó. Nếu đủ duyên thì bạn xuất gia, không thì tu tại gia vẫn được. Lo tròn chữ hiếu cho cha mẹ cũng là tu, mà tu là sửa, ở đâu miễn bạn muốn tu là bạn sửa. Ngày xưa bạn sát sanh, giờ bạn không sát sanh là tu, ngày xưa bạn nói lời hung ác, giờ bạn nói lời hiền hòa dịu dàng. Ngày xưa bạn tham làm, đố kỵ, giờ bạn bớt tham lam, không đố kỵ là tu”, bạn đọc Sơn Phạm chia sẻ.

Tổ CTBĐ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày