Trang chủ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
GNO - Những note của em đã không còn bi quan nữa…!

Chị bảo thế sau mấy tháng không gặp. Thân đến mức dù ở xa, theo dõi em qua facebook, qua blog cũng biết em đang nghĩ gì, gặp chuyện gì? Biết vậy thôi, thương vậy thôi, để rồi thỉnh thoảng ngồi ở một góc quán nào đó nghe em kể chuyện đời, chuyện người.

Em vốn là cô bé năng động, nhiệt tình trong các chuyến đi hoạt động xã hội. Đôi khi cảm thấy cô em này thật lăng xăng quá, nhưng có lẽ vì em còn trẻ, em còn nhiều năng lượng nên em cho phép mình “có quyền” được tung cánh!

Nghe lời chị, em để trang chủ của mình là tờ báo Đạo. Ban đầu thì nghĩ cũng bình thường thôi, nếu cần mình sẽ chuyển qua trang khác chỉ bằng vài thao tác nhấp chuột. Nhưng không hẳn vậy. Màu vàng của quý thầy, quý sư cô cho em niềm tin, sự lạc quan giữa những bon chen thường nhật. Giữa bộn bề cuộc sống, màu vàng ấy vẫn thanh thoát hóa thân vào cuộc đời với việc tổ chức những hoạt động cho các bạn trẻ như em, cho thế giới này an lạc hơn. Đó là những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đang cần những tấm lòng của người con Phật giàu lòng từ bi…

Đã có lúc chuyển trang chủ sang một trang khác nhưng được vài phút lại chuyển về www.giacngo.vn. Dường như đó là một điều quen thuộc, là nhu cầu cơ bản, đặc biệt của thị giác chẳng thể thay đổi. Đọc báo, nghe tiếng đời qua từng câu chữ, lắng lòng để nhận diện những khổ đau để biết sống tốt. Gai góc, nhảy chồm với đời làm gì để hóa thêm những hận thù, bạo động; chỉ cần em an trú trong em thì đó đã là một điều đáng quý rồi, em biết không?

Cuộc đời sẽ dạy em bằng chính những trải nghiệm, chất liệu để em xây dựng một người con, một người Phật tử, một người công dân là ngay từ phút giây này. Biết và lựa chọn những thực phẩm tốt cho mình nha em. Trân quý và sẽ “quảng cáo” về một trang web hay cho nhiều bạn! Hứa thế.

Nhưng, chắc là không cần quảng cáo đâu? Vì có câu “hữu xạ tự nhiên hương”, em tin thế!

Như Hà

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày