Triển lãm lịch sử kinh Pháp hoa

GNO - Nhằm giúp cho cộng đồng người Malaysia được biết và tìm hiểu thêm về trí tuệ sâu sắc và thông điệp của kinh Pháp hoa, Soka Gakkai Malaysia (SGM) tổ chức triển lãm "Kinh Pháp hoa: Thông điệp của Hòa bình và Cùng tồn tại" từ nay đến 11-5-2014.

1 van cong hung.jpg

Một hình ảnh trong các hình ảnh được triển lãm

Trong kinh điển Phật giáo, kinh Pháp hoa, hay được biết đến như là "vua trong các kinh", được đánh giá như bảo vật trong kho tàng của những lý tưởng nhân văn đề cao phẩm giá vốn có của cuộc sống.

Bộ kinh có một lịch sử thiêng liêng, và trong tất cả các kinh điển Phật giáo, bổn kinh được truyền bá xa rộng nhất và thu hút được số lượng tín đồ nhiều nhất.

Tổ chức tại Wisma Kebudayaan SGM ở Jalan Bukit Bintang, triển lãm được phối hợp tổ chức bởi Học viện Triết học Phương Đông (IOP) và bởi sự hỗ trợ của Học viện Bản thảo Đông Phương thuộc Viện khoa học Nga, Học viện Đôn Hoàng và Học viện Quốc tế về Văn hóa Ấn Độ.

Tổng giám đốc SGM, Koh Sia Feai, cho biết triển lãm phong phú với các nội dung giáo dục lịch sử, ý nghĩa thẩm mỹ và giá trị khoa học.

"Triển lãm làm nổi bật nhu cầu cấp thiết của mỗi con người trong việc nhận ra chân giá trị quý giá của cuộc sống và tiềm năng bao la vốn có của kinh.

"Triển lãm tập trung vào sự hấp dẫn liên tục của thông điệp thiết yếu của kinh Pháp hoa về hòa bình và cùng tồn tại, cũng như làm thế nào mà bộ kinh được chấp nhận rộng rãi bởi các nhóm dân tộc khác nhau", ông nói, và thêm rằng triển lãm sẽ trình bày các thông điệp sâu sắc này một cách đơn giản và dễ hiểu.

Trong số các hiện vật được trưng bày là bản sao của các bản kinh Pháp hoa khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau cũng như bản fax kinh Pháp hoa được xuất bản bởi Soka Gakkai.

"Triển lãm cũng trình chiếu những hình ảnh mô tả các bức tranh tường từ hang động Đôn Hoàng lịch sử ở Trung Quốc và lịch sử của kinh Pháp hoa.

"Công chúng sẽ có cơ hội được xem quá trình sao chép bộ kinh hay hình ảnh của các di tích được tạo ra trong buổi đầu của lịch sử được ghi chép lại từ Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Nhật Bản", ông nói.

Các hiện vật khác được hiển thị trên màn hình triển lãm bao gồm tranh tượng nghệ thuật Phật giáo được tìm thấy trong hang động Mạc Cao (một phần của động Đôn Hoàng), bản sao của những trụ đá A Dục, đá đắp nổi "Quân đội Mara" và tượng điêu khắc sư tử của vua A Dục.

Triển lãm mở cửa từ 10 giờ đến 18 giờ các ngày trong tuần và từ 10 giờ đến 20 giờ vào các ngày cuối tuần và ngày lễ.

Văn Công Hưng (Theo New Straits Times)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.

Thông tin hàng ngày